Ý nghĩa của làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non

Đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ mầm non hết sức quan trọng, mang tính giáo dục cao, trẻ học bằng chơi, chơi mà học, trẻ học thông qua chơi với các đồ chơi, đồ dùng, đồ chơi là phương tiện thúc đẩy sự phát triển cho trẻ về mọi mặt. Đặc biệt nếu như giáo viên tự tạo ra được các loại đồ chơi cho trẻ mầm non hấp dẫn, đa dạng thì điều đó còn có ý nghĩa hơn, chiếm ưu thế hơn trong quá trình giảng dạy, truyền thụ kiến thức và học tập, vui chơi phục vụ cho lớp học. Với những ý tưởng khác nhau đã thúc đẩy chúng tôi làm ra những đồ dùng đồ chơi sáng tạo mầm non phục vụ cho các góc hoạt động ở lớp như: Góc xây dựng, góc sách truyện, góc bán hàng

Xem thêm: Ý nghĩa của đồ chơi đối với trẻ mầm non phát triển kĩ năng

Ý nghĩa của làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non
Ý nghĩa của làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non

Xung quanh ta hàng ngày có biết bao những nguyên vật liệu sẵn có và những nguyên vật liệu tưởng chừng như đã bỏ đi. Nhưng bằng sự sáng tạo của tôi những nguyên vật liệu này đã được tái sử dụng và tạo ra những món đồ chơi cho trẻ mầm non thú vị, độc đáo, tạo ra sự bất ngờ, thích thú cho trẻ trong các giờ hoạt động học, giờ chơi giúp trẻ học hứng thú hơn.

Với trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích màu sắc đa dạng, sặc sỡ nên tôi đã thiết kế đan xen phù hợp với từng loại đồ dùng cho phù hợp với trẻ. Những đồ dùng này được sử dụng cho tất cả các môn học, phục vụ cho các hoạt động giảng dạy của tôi ở lớp:

Trang trí lớp và các hoạt động chơi của trẻ theo từng chủ đề.

1. Đồ dùng, đồ chơi tự làm giúp trẻ phát triển các mặt:

+ Phát triển các giác quan, phát triển vận động, luyện vận động sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, trẻ biết cầm nắm, xoay, lăn, phối hợp tay mắt sắp xếp, lắp ghép…

+ Phát triển trí tuệ, phát triển nhận thức như: Luyện các giác quan (Thị giác, thính giác, xúc giác) nhận biết môi trường xung quanh, nhận biết màu sắc của đối tượng, phát triển trí thông minh cho trẻ tư duy sáng tạo.

+ Phát triển ngôn ngữ như: Phát âm tên các đồ dùng, tên các công trình trẻ tạo nên. Trẻ nói nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu thực tế, thông qua quá trình chơi trẻ cần có sự hợp tác giữa trẻ với bạn bè xung quanh, phát triển hành vi, ngôn ngữ giao tiếp trong nhóm chơi, cung cấp vốn từ, kích thích trẻ nói, giúp trẻ làm quen với thơ truyện…

+ Phát triển cảm xúc, tình cảm: Trẻ vui, tò mò, thích thú, thoải mái cười nói, dùng đồ dùng có màu sắc đẹp, đa dạng được trẻ tái hiện lại để tạo ra những sản phẩm mà trẻ yêu thích

+ Phát triển xã hội: biết hợp tác, chia sẻ, quan tâm đến mọi người để cùng hoàn thành nhiệm vụ

+ Phát triển thẩm mĩ: Giáo viên tạo ra những đồ chơi học tập đẹp trẻ sẽ rất thích thú, giúp trẻ yêu thích cái đẹp, cái đẹp đã làm khơi dậy tâm hồn trong sáng của trẻ khiến trẻ luôn chú ý tới nó, từ đó giúp cho sự thành công của giáo viên trong giảng dạy khi kết hợp với các đồ chơi mang tính thẩm mĩ cao.

Xem thêm: Làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non mang đến lợi ích gì?

Đồ dùng, đồ chơi tự làm giúp trẻ phát triển các mặt
Đồ dùng, đồ chơi tự làm giúp trẻ phát triển các mặt

2. Giá trị sử dụng các đồ dùng đồ chơi tự làm:

Trong quá trình hoạt động với đồ chơi mầm non, giáo viên đã tự bổ xung thêm đồ dùng, đồ chơi cho các góc hoạt động của lớp, đặc biệt là hoạt động trang trí lớp theo chủ đề, kích thích sự hứng thú tham gia hoạt động của trẻ.

+ Đảm bảo an toàn: hông gây nguy hiểm, không sắc nhọn, không độc hại, dễ vệ sinh an toàn khi trẻ sử dụng

3. Áp dụng các đồ dùng, đồ chơi tự làm trong các góc hoạt động:

+ Góc xây dựng (sử dụng các đồ dùng đó để xây dựng ở các chủ đề khác nhau như: trường mầm non, bản thân, gia đình, nghề nghiệp, động vật, thực vật, giao thông…

trang trí góc xây dựng theo hướng mở
trang trí góc xây dựng theo hướng mở

+ Góc kể sách truyện: dùng các đồ dùng có trong mô hình như ngôi nhà, con vật, hình người để giúp cô giới thiệu vào bài hoặc mô hình để kể chuyện, sử dụng vào trò chơi… gây hứng thú cho trẻ.

Trang trí góc sách truyện mầm non
Trang trí góc sách truyện mầm non

+ Góc bán hàng: Với các loại đồ chơi cho trẻ mầm non phong phú giúp trẻ hứng thú chọn vai, nhập vai chơi, thể hiện cách giao tiếp giữa bản thân với các bạn xung quanh.

trang trí góc bán hàng mầm non
trang trí góc bán hàng mầm non

4. Cách sử dụng các loại đồ chơi cho trẻ mầm non:

Các loại đồ chơi cho trẻ mầm non này giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức trong quá trình giảng dạy, quá trình vui chơi của trẻ một cách dễ dàng hơn, mặt khác trẻ tham gia các hoạt động hiệu quả hơn, học và chơi được nhiều môn học hơn để dạy trẻ, gây sự tập trung chú ý của trẻ nhiều hơn.

Có thể nói rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ mầm non. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với hoạt động của trẻ. Sự đa dạng của nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềm say mê hứng thú.

Chính những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày như: Lõi cuộn chỉ, vỏ hộp sữa, quả bóng nhựa nhỏ, hộp bánh, thùng cát tông… là những đồ chơi cho trẻ mầm non có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vì đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, thường xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo.

Xem thêm: Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non của giáo viên mầm non

Đành giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *