Tổ chức hội thi “Thiết kế thiết kế đồ dùng dạy học đồ chơi sáng tạo ” nhằm phục vụ công tác giáo dục trẻ. Hội thi diễn ra rất sôi nổi các lớp tích cực sáng tạo ra rất nhiều đồ dùng đồ chơi đa dang, phong phú thu hút trẻ tích cực than gia hoạt động.
Như chúng ta đă biết. Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi mầm non là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó. Đồng thời cũng chính là cách thu hút trẻ nhằm giúp trẻ chú ý tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Tổ chức thi thiết kế đồ dùng dạy học, đồ chơi sáng tạo
Thực hiện kế hoạch trọng tâm về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Trường mầm non tổ chức hội thi: Thiết kế đồ dùng dạy học, đồ chơi sáng tạo nhằm giúp cho giáo viên phát triển tính tò mò, sáng tạo, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực: Vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Qua đó hình thành cho các con tính tiết kiệm, không lãng phí và ý thức bảo vệ môi trường.
Vì thế mà đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, sinh động, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với trẻ đặc biệt là phải đảm bảo an toàn khi cho trẻ chơi có giá trị sử dụng cao trong mọi hoạt động học.
Xem thêm: Làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non mang đến lợi ích gì?
Có thể nói rằng đồ chơi học tập là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ mầm non. Thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với hoạt động của trẻ. Sự đa dạng của nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềm say mê hứng thú.
Thầy cô sáng tạo thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ mầm non
Chính những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày như: Lõi cuộn chỉ, vỏ hộp sữa, quả bóng nhựa nhỏ, hộp bánh, thùng cát tông… là những đồ chơi giáo dục có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vì thiết kế đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, thường xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo.
Đồ chơi giúp phát triển nhận thức của trẻ, với đồ chơi mầm non, trẻ được vui chơi và học tập cùng một lúc. Học thông qua thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ đồ chơi và trò chơi giúp trẻ hình thành thái độ tích cực với việc học tập. Giáo viên sử dụng nó để dạy các kiến thức về môi trường xung quanh, nhận biết tập nói, tạo hình…, cung cấp và rèn luyện những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ và cho sự trưởng thành sau này của chúng.
Thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ có ý nghĩa như đồ dùng để dạy và học. Đồ chơi của trẻ và đồ dùng dạy học của cô giáo tuy hai tên gọi nhưng chung một ý nghĩa. Thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ em, giúp cho giáo viên có cơ sở thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
Đồ dùng, đồ chơi là công cụ, là phương tiện lao động của mỗi cô giáo trên mặt trận giáo dục. Nó tác động trực tiếp đến: “Năng suất sản phẩm của giáo dục” đó là trí tuệ con người; Đối với bậc học mầm non thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ, đồ chơi lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn bao giờ hết vì trẻ mầm non thông qua: “Chơi mà học, học mà chơi”. Sử dụng đồ chơi để dạy học là phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ em, giúp cho giáo viên có cơ sở thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
Lớp học mầm non không thể không có các loại đồ chơi ngoài trời cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học. Do đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và các cô giáo cần cung cấp cho trẻ đồ chơi càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như: Vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lọ nước rửa bát, vỏ hộp sữa, vỏ hộp bia, bìa lịch cũ, thùng cát tông, đĩa CD cũ… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích.
Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các hoạt động giáo dục.
Tự làm đồ dùng dạy học cấp mầm non
Thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ còn góp phần giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ. Nó thể hiện tình cảm của giáo viên với trẻ, với nghề. Nếu không yêu trẻ cô giáo khó lòng có thể tự nguyện dành thời gian để làm một món đồ chơi cho trẻ mầm non nào đấy cho chúng. Trẻ em cũng dể dàng nhận thấy điều đó, trẻ rất vui sướng đón nhận khi được món đồ chơi do bàn tay cô giáo làm ra.
Qua hội thi thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ, đồ chơi này sẽ phát huy được tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của mỗi giáo viên mầm non. Góp phần phục vụ thiết thực cho các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Việc “thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ, đồ chơi tự tạo” để nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường mầm non luôn được duy trì, tìm tòi những lĩnh vực mới sao cho mô hình ngày càng hoàn thiện hơn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và tạo môi trường giáo dục thân thiện, an toàn.
Đồ dùng đồ chơi là người bạn thân thiết không thể thiếu được đối với trẻ, đó là món ăn tinh thần cho trẻ Mầm non. Hiểu được điều đó kính mong các bậc phụ huynh cùng với các con, giúp các con có thể tự mình thiết kế đồ dùng dạy học, tạo ra những đồ dùng đồ chơi mà các con yêu thích để các con có những ngày nghỉ ở nhà thật vui vẻ và bổ ích.