Đồ chơi mầm non chính là phương tiện không thể thiếu trong mọi sinh hoại của trẻ hằng ngày góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách, thẩm mỹ toàn diện của trẻ.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên mầm non, trong việc tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có làm đồ dùng đồ chơi mầm non phục phụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. Nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo việt nam, Các trường mầm non đã tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật sẵn có. Các loại đồ chơi thật đa dạng, phong phú cả về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu…
Nhưng sự phong phú đa dạng đó vẫn không thể thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ mầm non, cũng không làm cho đội ngũ những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ ngừng sáng tạo. Bên cạnh cuộc sống của trẻ có rất nhiều những vật liệu là những đồ dùng đồ chơi mầm non, phương tiện sinh hoạt … đã qua sử dụng như: chai nước, hộp sữa, thìa ăn sữa, đĩa CD đã hỏng, lá cây rụng, cành khô, giấy báo, tạp chi, lịch cũ…
Xem thêm: Hướng dẫn 5 cách làm đồ chơi Montessori đơn giản cho trẻ
Qua những vật liệu đó chúng tôi đã nhận thấy có thể thu gom và vệ sinh sạch kết hợp với đôi bàn tay khéo léo của các cô giáo đã gắn ghép chúng với nhau để mô tả các vật trong cuộc sống xung quanh trẻ. Qua đó ghi nhận tấm lòng yêu trẻ, yêu trường nhiệt huyết với nghề của các giáo viên trường mầm non tư thục.
Dưới đây là 12 Cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non từ phế liệu sẵn có mà Các cô giáo mầm non đã tạo ra xin mời các bạn cùng đi xem nhé.
1.Chim Cánh cụt: Làm đồ dùng đồ chơi mầm non phế liệu sẵn có
Chất liệu: Hộp đựng sữa nước, xốp màu, keo dán
Mục đich sử dụng chính: Giúp trẻ nhận biết vê những đặc điểm bên ngoài của chim cánh cụt như: hình dáng, cấu tạo, màu sắc.
Mục đích khác: Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mà cô giáo đã tạo ra, bày đặt và trang trí các góc hoạt động trong lớp.
2. Lợn con
Chất liệu: Hộp đựng sữa chua, xốp màu, keo dán
Mục đích sử dụng chính: Trẻ được chơi các trò chơi giúp trẻ nhận biết tiếng kêu của con vật sau giờ hoạt động nhận biết phân biệt. Và nhận biết tập nói
Mục đích khác: Trưng bày, trang trí các góc trong lớp
3. Hoa Đồng Tiền
Chất liệu: Ống hút sữa, keo dán
Mục đích sử dụng: Trang trí lớp, thực hiện giờ tổ chức cho trẻ nhận biết tên gọi, màu sắc , hình dáng cánh hoa của hoa đồng tiền.
4.Cá vàng
Chất liệu: Được làm từ những chiếc đĩa giấy,giấy mầu ,keo dán
Mục đích sử dụng: Giúp trẻ nhận biết được đặc điểm và vẻ đẹp của con cá vàng ngoài ra trẻ còn được ngắm nhìn con cá ở các góc chơi của mình, còn được sử dụng vào các giờ học: như thơ, nhận biết tập nói.
5. Bộ cốc chén uống nước
Chất liệu:Từ những hộp váng sữa đã hết, xốp màu để trang trí viền,keo dán với sự khéo léo của các cô giáo tạo nên được những chiếc chén trông thật là xinh xắn
Mục đích sử dụng: Được sử dụng trong các giờ hoạt động góc: như góc nấu ăn giúp trẻ biết được ý nghĩa của cái cốc là để uống nước.
6. Đôi dép của bé
Chất liệu: Được làm bằng xốp màu đấy các bạn ạ.các bạn thấy những đôi dép có đẹp không.
Mục đích sử dụng: Sử dụng trong các giờ học: như giờ học thơ, dạy trẻ biết được ý nghĩa của đôi dép là để đi giáo dục trẻ đi ra ngoài đường phải đi dép không sẽ bị bẩn chân. ngoài ra còn để trang trí các góc.
7. Đu quay
Chất liệu: Bằng những chiếc thìa sữa chua, hộp váng sữa, vỏ chai, keo dán, xốp màu
Mục đích sử dụng: trang trí các góc chơi, thông qua các hoạt động vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
Đu quay cho trẻ mầm non là loại đồ chơi nằm trong danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời mầm non tối thiểu được ban hành bởi BGD trong thông tư 32
8. Máy xay hoa quả
Chất liệu: Được làm từ chiếc cốc nhựa màu trắng và một vỏ hộp sữa chua, xốp màu, keo dán.
Mục đích sử dụng: Giúp trẻ nhận biết được đặc điểm, ý nghĩa của máy xay sinh tố thông qua các giờ hoạt động của trẻ như giờ ăn để trẻ hiểu rõ máy xinh tố để xay thức ăn, hoa quả.
9. Chú bò sữa
Chất liệu: hộp sữa, đĩa nghe nhạc, xốp màu, keo dán
Mục đích sử dụng: Tổ chức cho trẻ trong giờ hoạt động nhận biết tập nói về con bò để giúp trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm, tiếng kêu.
10. Chuồn chuồn và bướm
Chất liệu: Những chú chuồn chuồn và chú bướm được các cô ghép bằng những chiếc thìa sữa chua và những mảnh giấy màu, keo dán đấy các bạn ạ. Trông các chú rất là ngộ nghĩnh phải không?
Mục đích sử dụng: Để trang trí lớp, trong các tiết học thơ
11. Những chú rùa con
Chất liệu: Chỉ với hộp giấy cùng với những chiếc thìa sữa chua, kéo dán kết hợp với sự khéo léo của các cô giáo tạo ra được những chú rùa trong rất đáng yêu.
Mục đích sử dụng: Trang trí lớp, các hoạt động vui chơi tiết dạy thơ.
12.Chim mẹ – Chim con
Chất liệu: Được làm bằng đất nặn, xốp màu, giấy màu
Mục đích sử dụng: trang trí lớp học, được vận dụng vào các tiết tiết học hát
Những sản phẩm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên trên là một phần trong những sản phẩm tạo hình mà chúng tôi tạo ra, mặc dù thời gian và các công việc hàng ngày để chăm sóc, giáo dục mầm non trẻ chúng tôi vẫn phải đảm bảo. Các sản phẩm đó tuy chưa được đẹp như chúng tôi mong muốn, xong đó là những cố gắng và cũng là niềm vui của chúng tôi trong thời gian vừa qua.
Đặc biệt chúng tôi hy vọng những trẻ mà chúng tôi đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục mầm non hàng ngày sẽ cảm nhận được những giá trị của nó cũng như thỏa mãn được nhu cầu chơi, tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
Mong rằng trong thời gian tới có nhiều sản phẩm đẹp hơn, và độc đáo hơn nhằm góp phần làm phong phú hơn đồ dùng đồ chơi mầm non cho trẻ.
Xem thêm: Một số lưu ý về cách làm đồ chơi ngoài trời tự làm mầm non