Giáo dục Mầm non đặt viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng ước mơ và tương lai của trẻ. Vì vậy việc trang trí góc steam mầm non là bước khởi đầu để con có thể được học tập và trải nghiệm từ cuộc sống thực tế một cách trực quan. Giáo dục STEAM ở mầm non tôn trọng sự sáng tạo của trẻ, giáo viên chỉ là người đưa ra vấn đề, định hướng. Còn các bé sẽ là người giải quyết vấn đề đó.
Mỗi đứa trẻ có những sở thích khác nhau, những cách thể hiện khác nhau, gia đình. Và giáo viên chính là những người tìm ra sự khác biệt đó và khuyến khích để con có thể bộc lộ hết những khả năng của mình. Đó chính là cách phương pháp giáo dục STEAM hướng đến cho trẻ trong độ tuổi Mầm non.
Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: chiếc đèn lồng, chiếc giỏ, quả bóng, chú robot đáng yêu…. Để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi montessori yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.
Việc trang trí góc steam tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi thỏa mái tự do. Là một trong những cách thức giáo dục phù hợp và hết sức cần thiết của phương pháp Steam mầm non. Năm học 2022 – 2023 trường mầm non đã đẩy mạnh việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng STEAM nhằm hỗ trợ cho việc giáo dục trẻ theo hướng này.
Xem thêm: Trang trí lớp mầm non theo hướng mở là gì?
Trước tiên cần hiểu về phương pháp steam trong giáo dục mầm non:
+ Phương pháp giáo dục STEAM hoàn toàn là một phương pháp mới đối với giáo viên nên để thiết kế lớp học. Trang trí góc steam hoạt động sao cho đúng màu sắc Steam là một khó khăn lớn lớn đối với giáo viên đứng lớp, tất cả được bắt đầu từ con số không.
+ Bằng sự nỗ lực và cố gắng học hỏi từ các giáo viên tham khảo trên các trang wed của các trường bạn. Giáo viên đã bước đầu hiểu được bản chất của Steam từ đó định hình được mình phải làm gì để có được môi trường hoạt động theo phương pháp Steam cho trẻ ở lớp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của lớp mình.
+ Sắp xếp, trang trí góc steam ở lớp sao cho khoa học và phù hợp với tầm tay của trẻ. Để trẻ có thể dễ dàng hoạt động, thao tác liên kết giữa các góc với nhau, sử dụng đồ dùng của góc này phục vụ cho góc kia một cách hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong một hoạt động học.
Trang trí góc khám phá trải nghiệm mầm non:
Được đặt ở vị trí phù hợp lớp và ở góc này trẻ sẽ thực hiện các thí nghiệm nhỏ với các đồ dùng đồ chơi giáo dục gẫn gũi với trẻ: Màu nước, hạt gạo, sữa, giấy ăn,…….
Các đồ dùng phục vụ thí nghiệm: Cốc có chia vạch ml, chai cốc lọ có nhiều kích thước khác nhau, bộ dụng cụ đo thể tích, xi lanh, dụng cụ thí nghiệm, kính lúp, cân điện tử,…
Trang trí góc nghệ thuật theo hướng steam:
Trẻ sẽ sử dụng những nguyên vật liệu tái chế như lõi giấy, bìa cattong, đĩa CD, nắp nhựa, chai lọ, cốc giấy, bảng gỗ, vỏ ốc, hoa khô,…. cùng các nguyên liệu trong tạo hình: Kim tuyến, màu nước, màu sáp, keo sữa, keo dán, keo nến, dây ruy băng, dây gai, len,.. để tạo ra những sản phấm theo sự sáng tạo của mỗi cá nhân trẻ.
Xem thêm: Cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên
Góc này được đặt ngay cửa chính để trẻ thuận tiện trưng bày sản phẩm của mình làm ra. Cũng như phụ huynh có thể biết được sản phẩm của trẻ sau mỗi hoạt động.
Trang trí góc thư viện mầm non steam:
Mua và sưu tầm một số đồ dùng mầm non phục vụ học như. Thước dây, thước đo, cân đĩa, đồng hồ, các loại hình khối, lịch lock, con số, thẻ số, …. bố trí góc ở phía cửa sổ nhiều ánh sáng thuận tiện cho học sinh học và quan sát.
Ngoài ra tại các khoảng không gian trống của lớp học hay hàng lang cũng được giáo viên thiết kế một số hình ảnh ngỗ nghĩnh, bắt mắt thu hút sự chú ý và tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.
Vì hầu hết đồ dùng đồ chơi học tập là bằng vật thật cùng các nguyên liệu tái chế. Nên giáo viên đã sưu tầm từ gia đình và phụ huynh trong và ngoài lớp được khá nhiều đồ dùng, tất cả để phục vụ cho hoạt động của trẻ: Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, nguyên liệu tái chế (Chai lọ nhựa, thủy tinh, lõi giấy, đĩa CD, bìa cattong,…).
Hình ảnh trang trí góc steam mầm non.
Tạo ra một môi trường học tập mới theo phương pháp Steam.
Từ đây, trẻ được học tập, trải nghiệm và khám phá, qua đó kích thích được sự sáng tạo, rèn luyện được sự khéo léo, bền bỉ. Khuyến khích trẻ thực hiện những thử nghiệm mới, luyện tập các kỹ năng cần thiết cho trẻ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, cách làm việc theo nhóm và sử dụng công nghệ.
Trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ” nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ./.
Xem thêm: Lợi ích đồ dùng đồ chơi tự tạo phát triển thể chất cho trẻ mầm non