Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Theo đó, Bộ đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chí cụ thể để lựa chọn đồ chơi trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra 3 nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
3 nguyên tắc lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ mầm non
Hướng dẫn lựa chọn đồ dùng đồ chơi, học liệu sử dụng cho trẻ mầm non
Thứ nhất, các loại đồ chơi cho trẻ mầm non phải có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.
Thứ hai, đối với đồ chơi cho trẻ mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc: Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu an toàn và thẩm mỹ; lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi giáo dục của cán bộ quản lý và giáo viên).
Nguyên tắc thứ ba, bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
9 nhóm đồ chơi phục vụ cho giáo dục mầm non
Theo đó, danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non bao gồm 2 nhóm lớp: Nhóm nhà trẻ và Nhóm mẫu giáo, với 34 loại thuộc 9 nhóm đồ chơi, phục vụ cho nhu cầu vui chơi, vận động thể lực của trẻ, phù hợp với từng độ tuổi.
Trên cơ sở Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư này, các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm trang thiết bị mầm non, sử dụng, bảo quản thiết bị và đồ chơi ngoài trời phục vụ vui chơi tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Xem thêm: Thông Tư 32 Đồ Chơi Ngoài Trời Cho Giáo Dục Mầm Non Mới
3 yêu cầu bắt buộc đối với đồ chơi sử dụng trong trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Thông tư này quy định về việc lựa chọn đồ chơi, học liệu và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.
Theo đó, Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định đồ chơi sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non bắt buộc phải tuân theo các yêu cầu sau:
Tính an toàn của đồ chơi cho trẻ mầm non:
Thông tư 47 lựa chọn đồ dùng đồ chơi bảo đảm an toàn theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Bảo đảm các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ghi rõ các thông tin về bản quyền; có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực. Gắn dấu hợp quy theo quy định; đối với đồ chơi tự làm thì các nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng. Hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Tính thẩm mỹ của đồ chơi cho trẻ mầm non:
Bảo đảm tính thẩm mỹ, màu sắc hài hòa, sinh động; bố cục hợp lý, hình dạng bề ngoài sinh động, hấp dẫn. Kích thích hứng thú trẻ; bảo đảm kích cỡ, trọng lượng phù hợp với thể chất. Và khả năng sử dụng của trẻ (dễ chơi, dễ di chuyển); dễ dàng kết nối, lắp ghép, lồng, xếp các chi tiết.
Tính giáo dục của đồ chơi cho trẻ mầm non:
Phù hợp với nội dung Chương trình giáo dục mầm non và các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non. Giúp trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Đồ chơi cho trẻ mầm non không chứa đựng nội dung bạo lực, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính. Đồ chơi được thiết kế có tính năng kích thích phát triển thể chất, tư duy, sáng tạo; phù hợp với nhu cầu và phát triển của từng độ tuổi.
Đối với học liệu xuất bản phẩm điện tử: Có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đối với học liệu tự làm: Bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại; thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng học liệu từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần. Học liệu cũng cần đảm bảo thẩm mỹ về hình thức, màu sắc cần tươi sáng, âm thanh và lời thoại rõ ràng, không sử dụng âm thanh có cường độ mạnh; ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi, phù hợp với văn hóa địa phương.
Về việc lựa chọn đồ dùng đồ chơi học liệu, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non phải có hội đồng lựa chọn, hội đồng lựa chọn đồ dùng đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non do người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lựa chọn đồ chơi, học liệu trẻ em.
Xem thêm: KẾ HOẠCH lựa chọn đồ chơi, học liệu mầm non năm học 2023
Công ty cung cấp thiết bị trường mầm non
Công ty thiết bị giáo dục Hoàng Hà chuyên cung cấp đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non dành cho các trường mẫu giáo, mầm non. Thiết bị khu vui chơi ngoài trời được nhập khẩu và sản xuất trong nước phù hợp với khu vui chơi dành cho trẻ, công viên v.v… Sản phẩm phù hợp với lứa tuổi từ 1 – 12 tuổi giúp bé vui chơi vận động thể chất giải trí và cũng đảm bảo độ an toàn, sức khỏe cho bé đặc biệt là thân thiệt với môi trường.
Công Ty hiện đang có chính sách ưu đãi giá thương mại cho các đại lý, công ty. Hỗ trợ sản phẩm hàng trưng bày đồ chơi mầm non nếu Quý Khách có nhu cầu mở cửa hàng hoặc làm đại lý.
Xin Vui Lòng Liên Hệ Hotline 0372.796.709 – 0903 085 818 để được tư vấn hoặc trao đổi thêm về chính sách cho đại lý và công ty.
Pingback: Bí kíp chọn mua đồ chơi cho bé chậm nói hiệu quả nhất
Pingback: Môi trường lấy trẻ làm trung tâm là gì? hiểu và áp dụng 2023
Pingback: Top 6 món đồ chơi vận động ngoài trời mầm non tối thiểu