Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động góc là một giờ học vô cùng quan trọng. Vì nó có vai trò đặc biệt trong việc phát triển khả năng lĩnh hội, khám phá của trẻ. Thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát và kỹ năng phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, hiểu sâu nội dung bài học, giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách toàn diện.
Ở trường mầm non trẻ được tham gia vào rất nhiều các hoạt động như: Học tập, ăn, ngủ, vui chơi, vận động. Trong đó hoạt động vui chơi được xem như là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vì thông qua hoạt động vui chơi trẻ quan sát và bắt chước người khác, biến các hành vi quan sát được thành của mình và tái hiện lại hành vi đó.
Xem thêm: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết
Trong giờ hoạt động góc có rất nhiều góc chơi như:
- Góc phân vai,
- Góc xây dựng,
- Góc tạo hình,
- Góc toán,
- Góc thiên nhiên.
Khi trẻ tham gia thể hiện vai chơi, thì vô hình dung phần nào cuộc sống thực đã được tái tạo, tính chất đa dạng trong hoạt động góc như là đưa trẻ đến với những hiện tượng sôi động của đời sống.
Trong hoạt động góc, trẻ mẫu giáo bé thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động. Điều đó được thể hiện trước hết trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi. Trong việc tự do tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và tự do rút khỏi những trò chơi mà mình không thích.
Xem thêm: Top 20 trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ mầm non thú vị
Trong hoạt động góc cho trẻ mầm non bé đã biết thiết lập những mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi, các thành viên trong nhóm chơi, đã biết cùng nhau thảo luận, bàn bạc về chủ đề chơi, phân vai, nội dung chơi và biết tìm vật thay thế. Trẻ không chỉ biết thể hiện vai qua các hành động với đồ chơi mà trẻ còn phản ánh đời sống tình cảm của vai chơi, phản ánh mối quan hệ xã hội của vai mình nhận, đặc biệt là trẻ thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức trong trò chơi.
Hoạt động góc cho trẻ mầm non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn, nhằm tái hiện lại những kiến thức đã học, qua hoạt động góc trẻ giải quyết được nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm những việc như người lớn.
Do đó trẻ giải toả mâu thuẫn đó bằng hình thức cực kỳ độc đáo thông qua hoạt động góc: Góc phân vai, góc xây dựng, góc tạo hình, góc toán, góc thiên nhiên. Nghĩa là các con tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Các con tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như họ Ví dụ: Người mẹ, cô giáo, chú bộ đội, bác nông dân.
Xem thêm: Ích lợi hoạt động dạo chơi ngoài trời đối với trẻ mầm non