Tóm tắt: Bài viết trình bày một số yêu cầu sư phạm về đồ chơi – đồ dùng dạy học dùng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non như: phải phù hợp với khả năng của trẻ. có thể di chuyển và tạo hình trong mọi thời đại; đảm bảo tính xác thực trong hình ảnh thể hiện; đảm bảo thẩm mỹ và yêu cầu Vệ sinh – An toàn.
Từ khóa: Yêu cầu sư phạm, Hoạt động tạo hình, trẻ mầm non, đồ chơi, đồ dùng dạy học.
MỘT SỐ YÊU CẦU SƯ PHẠM VỀ ĐỒ CHƠI – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẦM NON
1. Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo
Hoạt động tạo hình ở trường mầm non có nhiệm vụ hình thành và nâng cao hứng thú của trẻ. Đối với các giá trị nghệ thuật, tạo điều kiện cho trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên, giúp trẻ đi từ tái tạo đến sáng tạo nghệ thuật, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách.
Hệ thống đồ chơi – đồ dùng dạy học trong hoạt động tạo hình thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều thao tác khác nhau. Rèn luyện kĩ năng tạo hình cho trẻ, giúp trẻ tri giác đối tượng trước khi thực hiện hoạt động tạo hình. Trẻ có cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của các sự vật.
Ví dụ như để bắt đầu hoạt động “Vẽ bộ ấm chén”, trẻ được quan sát mẫu đồ chơi ấm – chén. Được cầm, nắm để cảm nhận hình dáng, thấy được cái đẹp của sản phẩm. Được nghe giáo viên hay người lớn mô tả và nói về công dụng, quy trình làm, chất liệu làm ra ấm chén, họa tiết trang trí trên ấm chén,…
Trẻ đồng thời được chia sẻ hiểu biết của mình về đồ vật, từ những điều này trẻ sẽ tích cực thể hiện bộ ấm chén của riêng mình lên giấy với tràn đầy hứng khởi, thích thú. Hoạt động với đồ chơi học tập trong hoạt động tạo hình vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa rèn luyện vận động tinh cho trẻ, tăng cường sự gắn kết. Giúp trẻ mạnh dạn chia sẻ ý tưởng, tăng cường hứng thú, xúc cảm và tình cảm tích cực trong hoạt động tạo hình. Trẻ cảm nhận được cái đẹp từ các sự vật xung quanh và thể hiện sự vật đó một cách sinh động qua các sản phẩm tạo hình.
Xem thêm: Ý nghĩa của đồ chơi đối với trẻ mầm non phát triển kĩ năng
Bài viết trình bày một số yêu cầu sư phạm về đồ chơi – đồ dùng dạy học dùng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
2. Nội dung nghiên cứu Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo
2.1. Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ mầm non
Những yếu tố cơ bản của tạo hình đó là: đường nét, hình dạng, màu sắc và bố cục, đây là những yếu tố được sử dụng để thể hiện ý tưởng của người thực hiện. Đặc biệt là các “họa sĩ nhí” ở mỗi độ tuổi sẽ có những khả năng thể hiện các yếu tố tạo hình theo các mức độ sau:
Đặc điểm khả năng thể hiện bằng đường nét, hình dạng: Theo Rhoda Kellogg, trẻ hơn một tuổi có khả năng cầm công cụ vẽ và tạo ra hơn 20 loại đường nét, những đường nét này còn nghuệch ngoạc, chưa có ý nghĩa, trẻ chưa chủ tâm tạo ra đường nét cụ thể nào, nhưng những đường nét chưa có ý nghĩa này là sự khởi đầu cho những nét vẽ có chủ đích và hấp dẫn hơn của trẻ ở các độ tuổi sau [1].
Tác giả Lê Thị Thanh Thủy trong tác phẩm “Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non” đã nhận định: Khả năng tạo hình của trẻ mầm non (khoảng 1,5 tuổi đến 6 tuổi) cơ bản hình thành và phát triển ở 2 thời kì, đó là thời kì tiền tạo hình và thời kì tạo hình.
Trong thời kì tiền tạo hình, khả năng của trẻ diễn ra qua các giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên, trẻ biết cầm công cụ vẽ tạo ra những đường nét vu vơ, rồi dần dần trẻ thích thú quan sát những đường nét do bàn tay trẻ tạo ra đó và bắt đầu thay đổi các đường nét. Một chức năng tâm lí quan trọng hình thành trong giai đoạn khoảng 2-3 tuổi đó là trẻ quan sát từ những đường nét trẻ tích cực tạo ra và liên tưởng đến sự vật trong thực tế mà trẻ thấy.
Giai đoạn tiếp theo là trẻ biết lặp lại các nét vẽ để biểu thị cho sự vật ở dạng khái lược, dạng hình ảnh đồ họa. Đến thời kì tạo hình là vào khoảng 4-6 tuổi, trẻ hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét. Khả năng thể hiện các đường nét của trẻ đã mềm dẻo, linh hoạt hơn, tranh vẽ của trẻ hấp dẫn hơn các độ tuổi trước.
Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo, Về khả năng thể hiện các hình dạng:
Trẻ 3-4 tuổi có thể tạo ra những hình học cơ bản như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
Trẻ 4-6 tuổi: hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét, hình dạng. Phân biệt và vẽ được các hình hình học có quan hệ gần với hình dạng tròn: hình ô van; gần với hình vuông – hình chữ nhật: hình thoi, hình thang, các dạng hình tam giác, hình chữ thập…
Đặc điểm và khả năng thể hiện bằng màu sắc:
Trẻ dưới 3 tuổi: ít quan tâm đến màu sắc, trẻ thường vẽ bằng bất kì loại bút nào mà trẻ lấy được, trẻ đã biết một số màu như đỏ, xanh, vàng.
Trẻ 3-4 tuổi: Bắt đầu chú ý đến màu sắc thông qua các loại bút màu, các loại đồ chơi ngoài trời mà trẻ chơi hàng ngày, trẻ biết tên gọi một số màu như màu đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh da trời, hồng, tím, đen, trắng. Tuy nhiên, trẻ chơi với bút màu như một loại đồ chơi mới, trẻ sử dụng những màu trẻ thích để vẽ.
Trẻ 4-5 tuổi: bắt đầu biết dùng màu bắt chước, màu của sự vật thực tế trẻ quan sát được.
Trẻ 5-6 tuổi: sử dụng đồng thời hai loại màu bắt chước và màu không bắt chước để vẽ. Trẻ cũng được biết về gam màu, gam màu nóng, gam màu lạnh. Trẻ tích cực quan sát, giúp trẻ sử dụng màu sinh động, sáng tạo trong bức tranh, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm và ước mơ của trẻ thông qua màu sắc.
Đặc điểm khả năng xây dựng bố cục:
Trẻ 2-3 tuổi: Chưa có khả năng thể hiện bố cục hài hòa, cân đối, giai đoạn này trẻ mới bước đầu làm quen với việc làm chủ không gian giấy vẽ.
Trẻ 3-4 tuổi: Thể hiện các hình ảnh trên không gian 2 chiều, trẻ vẫn chưa điều chỉnh được tỉ lệ giữa đối tượng trẻ vẽ với không gian giấy sao cho hợp lí, chưa biết thể hiện các quy luật, ví dụ: quy luật to-nhỏ, xa-gần, đối xứng, xen kẽ,… trên tranh.
Trẻ 4-5 tuổi: bắt đầu hiểu về các quy luật như trang trí, sắp xếp xen kẽ, bắt đầu được biết về xa-gần khi có sự hướng dẫn của người lớn.
Trẻ 5-6 tuổi: Biết cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng (to-nhỏ, cao-thấp), thể hiện quan hệ chính-phụ, biết về xa-gần như thể hiện đối tượng ở gần hơn thì to hơn, ở xa thì nhỏ… [2].
Sản phẩm tạo hình của trẻ mầm non thể hiện khả năng tri giác của trẻ, khả năng cảm nhận vẻ đẹp xung quanh. Khả năng tưởng tượng sáng tạo, thể hiện hình tượng, vào xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ. Tuy nhiên, sự phát triển khả năng tạo hình của trẻ diễn ra theo từng giai đoạn, từng mức độ. Với những yêu cầu riêng đòi hỏi người lớn và các nhà giáo dục cần nắm được. Những đặc điểm trên để giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động và phát huy tiềm năng nghệ thuật.
Ý nghĩa của đồ chơi – đồ dùng dạy học đối với sự phát triển khả năng tạo hình của trẻ em
Hoạt động vui chơi chiếm phần lớn thời gian trong suốt quá trình phát triển của trẻ mầm non. Sự có mặt của đồ chơi cho trẻ mầm non và một số đồ dùng trực quan mang tính giáo dục sẽ làm cho các quá trình học tập – vui chơi của trẻ mầm non trở nên sinh động, phong phú, kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ.
Đứng từ góc độ phát triển văn hóa, nhà văn Nga Maksim Gorky (1868-1936) đã từng coi đồ chơi là những tác phẩm nghệ thuật rất phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của trẻ nhỏ, vẻ đẹp của đồ chơi xếp hình luôn làm cho trẻ ngạc nhiên, thích thú và những trạng thái xúc cảm đó chính là bước khởi đầu để hình thành sự hiểu biết, là con đường dẫn dắt trẻ nhận thức thế giới xung quanh.
Đồ chơi – đồ dùng dạy học là cầu nối giữa trẻ nhỏ với thế giới tự nhiên và đời sống xã hội, chúng là thành phần cơ bản tạo nên một môi trường giáo dục với những điều kiện dạy học hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ nhỏ. Trong quá trình chơi với đồ chơi trẻ được trải nghiệm những ấn tượng, những kinh nghiệm từ cuộc sống, mở rộng hiểu biết, thoả mãn những nhu cầu vận động, nhận thức và giao tiếp.
Trong hoạt động tạo hình, đồ chơi cùng các loại đồ dùng dạy học trở thành công cụ đắc lực giúp cho hoạt động này có thể trở thành một quá trình học tập tích cực, tạo nên sự phát triển toàn diện cho trẻ, bởi:
Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học, đồ chơi tác động đến sự phát triển khả năng nhận thức và sáng tạo của trẻ em:
Đồ chơi – đồ dùng dạy học cho hoạt động tạo hình hướng dẫn trẻ biết quan sát, tìm kiếm, thu thập thông tin, thử nghiệm và tự mình khám phá những mối quan hệ đa dạng, mang tính bản chất giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Một trong yếu tố tạo nên một giờ tạo hình thành công đó là đồ chơi hay mẫu trực quan sinh động, cuốn hút trẻ, kích thích hứng thú ở trẻ.
Khi quan sát đồ chơi hay mẫu cho hoạt động tạo hình, trẻ thích thú ngắm nhìn, tìm hiểu đồ chơi thông qua các giác quan, trẻ tập suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn và học cách giải quyết vấn đề từ đó giúp trẻ hình thành các biểu tượng và dễ dàng thực hiện sản phẩm tạo hình. Đồ chơi cho hoạt động tạo hình luôn tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, mở rộng các kinh nghiệm, giúp trẻ có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn về đối tượng.
Đồ chơi thúc đẩy sự phát triển xúc cảm – tình cảm cho trẻ em
Đồ chơi và các loại đồ dùng dạy học cho hoạt động tạo hình với màu sắc đẹp mắt, phù hợp với độ tuổi, phong phú, sinh động về hình dạng khiến trẻ hứng thú hơn trong quá trình hoạt động, trẻ sẵn sàng tham gia các hoạt động cùng bạn bè và thể hiện thái độ, cảm xúc.
Đồ chơi và các đồ dùng cho hoạt động tạo hình mang tính mở luôn tạo cho trẻ tâm trạng vui vẻ, thích thú, thỏa mãn trí tò mò, đam mê và nhu cầu vận động của cá nhân, nhờ đó hình thành ở trẻ hứng thú thẩm mĩ và tình yêu đối với thế giới xung quanh.
Vài nét về tình hình chuẩn bị và sử dụng đồ chơi – đồ dùng dạy học trong hoạt động tạo hình ở các trường mầm non
Đồ chơi – đồ dùng dạy học có tác dụng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Thông qua đồ chơi – đồ dùng dạy học, trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động, rèn luyện kĩ năng, được trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu và khám phá bản thân, được chia sẻ, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Khi khảo sát 120 giáo viên ở một số trường mầm non trên địa bàn về đồ chơi – đồ dùng dạy học trong hoạt động tạo hình ở trường đã đáp ứng đủ cho trẻ và phát huy khả năng cho trẻ chưa.
Kết quả khảo sát cho thấy có 46% giáo viên nhận định đồ chơi – đồ dùng dạy học cho hoạt động tạo hình phong phú và tạo hứng thú đến trẻ. Tuy nhiên, nhiều loại đồ dùng chưa có những hướng dẫn cụ thể để giáo viên tận dụng hết tính năng. Nhiều hoạt động giáo viên không tìm được đồ dùng phù hợp hoặc giá thành quá cao, do vậy phải tự làm. Ngoài ra, giáo viên chưa được hướng dẫn hay tập huấn về các yêu cầu sử dụng đồ chơi cũng như cách sử dụng chúng sao cho thích hợp với từng hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, các nhà giáo dục đã quan tâm tới sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là giáo dục thẩm mĩ, thấy được hoạt động tạo hình có tác động tới nhận thức của trẻ, là phương tiện để phát triển tư duy, trí tưởng tượng, con đường để giáo dục tình cảm – xã hội; giúp phát triển thể chất, ngôn ngữ cho trẻ; là một trong những hoạt động nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ; là môi trường kích thích lòng ham hiểu biết ở trẻ. Đồng thời, các trường mầm non đã quan tâm đến hệ thống các đồ chơi – đồ dùng dạy học cho trẻ, tuy nhiên không phải trường nào cũng có điều kiện đầu tư nhiều và đủ cho các lớp.
Một số yêu cầu sư phạm về đồ chơi – đồ dùng dạy học dùng trong hoạt động tạo hình cho trẻ em
Khi sử dụng hay thiết kế đồ chơi như những đồ dùng dạy học tích cực, các nhà thiết kế, tạo dáng công nghiệp, các nhà sản xuất và các giáo viên, phụ huynh cần luôn nhớ rằng: đối với trẻ em, đồ chơi có thể rất đa dạng và phong phú, phù hợp với đặc điểm của hoạt động, song chất lượng của chúng cần phải bảo đảm sự thống nhất các mặt như giáo dục, nghệ thuật và vệ sinh an toàn.
Cụ thể những yêu cầu cơ bản sau:
Đồ chơi – đồ dùng dạy học cho trẻ em phải phù hợp với đặc điểm khả năng vận động và đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ ở từng lứa tuổi. Trẻ nhỏ tìm hiểu và nhận thức thế giới khách quan cũng như bản thân bằng vận động của cơ thể với sự tham gia của các giác quan, bởi vậy, đồ chơi cho trẻ mầm non phải là yếu tố kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ.
Các thao tác với đồ chơi – đồ dùng dạy học tích cực sẽ tạo cho trẻ niềm vui và kích thích sự phát triển nhận thức cũng như phát triển khả năng tạo hình. Với yêu cầu này, đồ chơi sử dụng cho hoạt động tạo hình cần được thiết kế, chế tạo từ hình dạng đơn giản đến hình dạng phức tạp hơn, nhiều chi tiết hơn tùy theo độ tuổi, độ tuổi nhỏ thì sử dụng các hình quen thuộc, như. Hình tròn, hình vuông, hình tam giác rồi dần dần đến các hình phức tạp hơn như hình elip, hình thang, hình thoi, hình chữ thập. Rồi cá hình khối dễ nắm bắt đối với trẻ nhỏ như khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật,…[3].
Các loại đồ chơi mầm non- đồ dùng dạy học cho hoạt động tạo hình ngoài việc giúp trẻ hiểu về hình dạng, đường nét còn giúp trẻ tìm hiểu về màu sắc. Các màu sắc cho đồ chơi cũng cần lựa chọn phù hợp với đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ từng độ tuổi. Ví dụ, đồ chơi dành cho trẻ dưới 3 tuổi thường không quá nhiều màu, những màu độ tuổi này có thể nhớ là màu đỏ, màu vàng, màu xanh lá, màu xanh biển, đen, trắng,…
Trẻ trên 3 tuổi biết thêm nhiều màu như xám, ghi, tím, nâu,… trẻ cũng biết về sự pha trộn màu sắc như màu đỏ pha với màu vàng thì tạo ra màu da cam,… lúc này đồ chơi cho trẻ sẽ sử dụng nhiều màu sắc đa dạng hơn.
Ngoài ra, để kích thích hứng thú, rèn luyện khả năng vận động, đặc biệt là vận động tinh thì những đồ chơi cho hoạt động tạo hình có thể là những đồ tháo lắp được để trẻ có thể thực hiện nhiều thao tác (lắc, xoay, vặn, thay đổi tư thế) và phối hợp, lắp ghép tạo nên đồ chơi mới. Việc này giúp trẻ phát triển cả khả năng định hướng không gian và thực hiện tốt các hoạt động tạo hình như: hoạt động nặn, hoạt động làm đồ chơi từ phế liệu hay từ vật liệu tự nhiên,…
Khả năng vận động với đồ chơi chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí tưởng tượng, sự tiếp thu, lĩnh hội các kinh nghiệm văn hoá xã hội, giúp trẻ dễ dàng hoà nhập vào thế giới xung quanh.
Đồ chơi trẻ em nhất thiết phải đảm bảo tính chân thực trong sự thể hiện hình tượng (các sự vật, con người,…).
Đồ chơi là sự mô phỏng các sự vật trong hiện thực. Đồ chơi cho trẻ em là những tác phẩm nghệ thuật được các hoạ sĩ, các nhà thiết kế tạo nên trên cơ sở nghiên cứu sâu về đặc điểm, tính chất, bản chất của đối tượng miêu tả, về chức năng giáo dục mà đồ chơi đó phục vụ.
Các loại đồ chơi – đồ dùng dạy học cho hoạt động tạo hình có thể giống với sự vật có trong hiện thực hoặc không nhất thiết phải giống hệt các sự vật đó, tuy nhiên nội dung và hình thức của chúng phải giữ được nét đặc trưng chân thực của sự vật [4].
– Đồ chơi cần đảm bảo tính thẩm mĩ. Đồ chơi chính là sản phẩm văn hoá của xã hội loài người, xét từ khía cạnh sự phát triển nhân cách trẻ em, ngoài công năng là phương tiện phát triển trí tuệ, có thể gọi đồ chơi chính là “Vitamin” cho sự phát triển thẩm mĩ – đạo đức.
Cùng nhiều loại đồ dùng dạy học, đồ chơi cần được coi là phương tiện giáo dục thẩm mĩ, là con đường nghệ thuật dẫn dắt trẻ em đến với cái đẹp, đến với những giá trị thẩm mĩ của hiện thực đặc biệt là các loại đồ chơi cho hoạt động tạo hình. Điều này có nghĩa là đồ chơi cho trẻ em phải có hình thức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng cảm xúc của trẻ để từng bước hình thành tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ và thái độ, tình cảm thẩm mĩ với thế giới xung quanh cho trẻ.
Đồ chơi – đồ dùng dạy học trong hoạt động tạo hình sẽ phải là loại kí hiệu hình tượng mang tính thẩm mĩ cao với màu sắc tươi sáng, bắt mắt: chủ yếu là các màu tạo cảm giác vui tươi như đỏ, lam, vàng, lục, da cam,… Do khả năng tri giác thị giác và tư duy không gian của trẻ còn non yếu mà đồ chơi dành cho trẻ em phải có hình dáng, cấu trúc đơn giản, hài hòa, cân đối, gần với hình ảnh sự vật thực nhưng vẫn gợi cảm, làm nổi bật nét ngộ nghĩnh vui nhộn và độc đáo của các hình ảnh.
Đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh – an toàn, được thể hiện ở các mặt sau:
+ Về mặt tâm lí: Vệ sinh – an toàn có nghĩa là đồ chơi phải có dáng vẻ, màu sắc không cản trở khả năng cảm nhận của các giác quan (đặc biệt là của thị giác). Không gây cảm giác sợ hãi, bất ổn mà ngược lại, phải thu hút sự chú ý của trẻ. Tạo cảm giác thân thiện, gần gũi và sự ham thích, mong muốn được chơi.
+ Về mặt vật lí: Chất liệu đồ chơi phải phù hợp với khả năng vận động của trẻ; dễ rửa, dễ làm sạch những đồ chơi. Người lớn cùng trẻ tạo nên từ vật liệu tạo hình, cần xem xét kĩ tính an toàn. Loại đồ chơi từ vải nên là loại có thể giặt được, đặc biệt là đồ chơi sử dụng cho lứa tuổi nhà trẻ.
Nên hạn chế cho trẻ sử dụng đồ chơi từ chất liệu dễ vỡ như thủy tinh, sứ, nhựa giòn… (nếu sử dụng, cần có sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của người lớn). Hình dáng, bề mặt đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo cần nhẵn mịn, mềm mại, không có góc nhọn, các cạnh sắc. Và không có hình dáng các chi tiết, bộ phận có thể gây tổn thương cho trẻ. Với bút chì màu, hạn chế gọt đầu bút sắc nhọn.
Cần lưu ý đến kích thước của đồ chơi mầm non, ví dụ: lựa chọn kích thước các bút vẽ vừa tay trẻ, những mẫu bút sáp màu hay chì màu gần hết hạn chế để trẻ sử dụng, ảnh hưởng đến cách cầm bút của trẻ, bảng vẽ không quá lớn để trẻ tập kiểm soát không gian giấy vẽ. Sơn và phẩm nhuộm của đồ chơi phải là các chất màu không chứa độc tố, an toàn cho sức khoẻ của trẻ.
Những đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo phát được âm thanh thì âm lượng không quá lớn làm ảnh hướng đến thính giác của trẻ. Để đáp ứng được các nhiệm vụ giáo dục, phát triển ở trẻ khả năng tạo hình, đồ chơi – đồ dùng dạy học cho trẻ em cần được quan tâm ngay từ khâu thiết kế sản phẩm, phát huy vai trò là sản phẩm văn hoá nghệ thuật làm cầu nối giữa trẻ em với các giá trị chân – thiện – mĩ của nền văn hoá xã hội.
3. Kết luận Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo.
Việc giáo dục, phát triển trẻ mầm non đòi hỏi những điều kiện dạy học khá đặc biệt. Đây là độ tuổi mà tư duy trực quan – hành động có một vai trò rất quan trọng, giúp trẻ dễ dàng tìm hiểu thế giới xung quanh và tiếp thu các kinh nghiệm văn hóa xã hội. Độ tuổi mầm non được xem là độ tuổi vàng của hoạt động nghệ thuật và vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ.
Trong hoạt động vui chơi của trẻ, đồ chơi mầm non đóng vai trò như những kí hiệu chuẩn mực. Mà qua đó, trẻ sẽ tìm hiểu đặc tính, ý nghĩa, chức năng và cách thức phải tiếp cận, vận động với các sự vật thật xung quanh. Đồ chơi và các loại đồ dùng dạy học phù hợp với từng độ tuổi là những người bạn đường thân thiết đối với trẻ trong quá trình học thông qua chơi, chơi để học hỏi và lớn lên.
Với xu hướng hội nhập, các nhà giáo dục càng quan tâm tới các công cụ hỗ trợ cho việc phát triển toàn diện cho trẻ. Hệ thống đồ dùng – đồ chơi được quan tâm và ngày càng hoàn thiện cả về thẩm mĩ, sự an toàn lẫn tính ứng dụng. Mặc dù có rất nhiều loại đồ chơi để lựa chọn, nhưng nhà giáo dục cần chọn lựa đúng loại đáp ứng các yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm độ tuổi, đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mĩ, tính chân thực và vệ sinh – an toàn.
Đặc biệt, với đồ chơi giáo dục– đồ dùng dạy học trong hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. Cần có những yêu cầu riêng, phù hợp với đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ, phát huy tích cực tiềm năng của trẻ. Đặc biệt là cảm xúc của trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, chuẩn bị hành trang cho
các cấp học tiếp theo.
Xem thêm: Địa chỉ cửa hàng bán đồ dùng mầm non uy tín nhất tại tphcm
Pingback: 9 cách thiết kế đồ chơi học tập cho trẻ mầm non chi tiết
Pingback: Làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non mang đến lợi ích gì?