Đồ dùng đồ chơi làm từ thiên nhiên – đồ dùng đồ chơi
1. Cấu tạo
Bộ đồ dùng, dụng cụ các nghề gồm: Con trâu, cái cày, máy khâu, cái cân, xe tăng, xe lu, bàn , ghế, thớt, guồng nước quay chỉ, rùi, đục, xẻng, búa, dao xây, bay xây, bào, mẹt, rổ, bàn xoa, tủ, cưa, quang gánh, tất.
BỘ ĐỒ CHƠI NGÀNH NGHỀ CẤP MẦM NON
2. Vật liệu
Sốp các màu, cây gỗ, hộp mì tôm, cây tre, đề can các màu, rơm, hộp nước rửa bát, lắp chai, giấy bóng kính, keo 502 …
3. Quy trình làm bộ đồ chơi ngành nghề
Con trâu: Dùng sốp gọt tạo thành hình con trâu sau đó dùng giấy đề can cắt, dán trang trí các chi tiết;
Cái cày, cái cuốc, con dao: Dùng gỗ đẽo thành hình cái cày, cái cuốc, con dao;
Cái kéo: Dùng sốp cắt 2 lưỡi kéo sau đó ghép thành hình cái kéo;
Cái cân: Dùng hộp nước rửa bát cắt thành hình cái cân sau đó cắt hình cái đĩa cân;
Xe chỉ: Dùng tre vót các lan của xe chỉ sau đó ghép thành hình cái xe chỉ;
Guồng nước: Dùng tre vót các lan ghép thành hình cái guồng nước;
Thớt: Dùng gỗ gót thành hình cái thớt sau đó dung giấy giáp xoa nhẵn;
Xe tăng: Dùng can nước rửa bát lam thân xe lấy lắp can làm bánh xe tăng;
Xe ca: Dùng can nước rửa bát cắt các lỗ nhỏ thành các cửa sổ sau đó dung xốp cắt ghế xe, dung sốp tranh trí phía ngoài;
Xe lu: Dùng hộp nước bát làm thân xe, sau đó cắt bánh xe dung xốp tranh trí đền xe, bánh xe;
Máy khâu: Dùng hộp bìa mì tôm cắt các mảnh nhỏ sau đó ghép lại thành hình máy khâu;
Rùi đục: Dùng dao vót thành hình cái rùi;
Quang gánh: Dùng dao vót tre thành nan sau đó ghép 2 nan lại với nhau thành hình cái quang;
Xe đẩy: lấy lọ rửa bát cắt thành hình, lấy thép uốn chân, giá đỡ thành hình cái xe đẩy;
Xẻng: Dùng can nước rửa bát cắt thành hình lưỡi xẻng, sau đó dung cấy trẻ nhỏ cắt cán xẻng sau đó ghép thành hình cái xẻng;
Dao xây, bay xây, cái bào, bàn xoa: Dùng gỗ vót thành hình dao xây, bay xây, cái bào, bàn xoa;
Bàn ghế: Dùng rơm bện thành hình cái ghế, cái bàn;
Tủ: Dùng hộp nước rửa rửa bát cắt thành hình cái tủ;
Mẹt: Dùng tre vót lan sau đó đan lại với nhau thành mảnh, làm miệng mẹt sau đó đan lại với nhau thành rổ.
4. Ứng dụng: đồ dùng đồ chơi làm từ thiên nhiên
Dạy trẻ ở các tiết khám phá khoa học trong chủ đề ngành nghề, các hoạt động vui chơi của trẻ trong chủ đề ngành nghề.
Bộ đồ chơi hoạt động góc được sử dụng chủ yếu trong các tiết khám phá khoa học trong chủ đề ngành nghề, các hoạt động vui chơi của trẻ. Thông qua những đồ chơi này cho trẻ làm quen với tên gọi, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng, cách giữ gìn đồ chơi.
Ngoài ra bộ đồ dùng này còn được sử dụng làm các nội dung tích hợp trong các tiết dạy toán, âm nhạc./.
Toàn tỉnh hiện nay có 144 trường mầm non có tổ chức cho trẻ học bán trú và 2 buổi/ngày với 12.540 trẻ, chiếm tỷ lệ 54,5% (trong đó trường có trẻ học bán trú và 2 buổi/ngày là 109 trường (9.595 trẻ), trường chỉ có trẻ học 2 buổi/ngày là 35 trường (2.945 trẻ). Chia ra:
+ Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn chiếm tỷ lệ 30,7%.
+ Khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 22,2%.
+ Khu vực khó khăn, biên giới 1,6%
Pingback: Hội Thi Làm Đồ Chơi Sáng Tạo Của Giáo Viên Mầm Non Cấp Tỉnh
Pingback: Cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên