Hoạt động làm quen với toán cho trẻ mầm non phát triển tư duy

Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng… Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ thơ.

Trong các hoạt động tại trường mầm non thì hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình học mầm non. Việc hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ giúp các bé làm quen với thế giới xung quanh, giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn với phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Học toán giúp các bé phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh. Rèn luyện các thao tác tư duy: nhận biết, phân biệt, so sánh, xếp tương ứng, sắp xếp theo quy tắc…. cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ. Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, ý thức lao động ở trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết. Hoạt động làm quen với toán là một hoạt động theo chương trình học hàng ngày trên lớp là không thể thiếu đối với trẻ mầm non và là tiền đề cho các bậc học tiếp theo.

Giáo viên tổ chức hình thức  hoạt động làm quen với toán đa dạng phong phú

Giáo viên tổ chức hình thức hoạt động làm quen với toán đa dạng phong phú

1. Tạo môi trường lớp học

Để tạo một môi trường học tập tốt cho trẻ tôi dành nhiều thời gian cho việc trang trí lớp mầm non. Tôi thường xuyên thay đổi, bố trí và sắp xếp lại lớp học, tạo môi trường học toán một cách phong phú. phù hợp theo chủ đề chủ điểm nhằm gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ làm quen với Toán mọi lúc, mọi nơi. Từ các bức tranh trang trí lớp, tôi đã lồng ghép một cách thật khéo léo.

Việc trang trí tạo môi trường học toán cho trẻ ngay ở trong lớp không chỉ giúp trẻ hứng thú trong việc học Toán mà còn là hình thức tuyên truyền cho phụ huynh. Để phụ huynh về nhà nhắc nhở hỏi trẻ, giúp trẻ nhớ lại, khắc sâu kiến thức được cô truyền thụ ở lớp.

2. Sưu tầm đồ dùng, đồ chơi.

Đặc thù của trẻ Mầm non là “Học bằng chơi – chơi bằng học”. Nên đồ dùng đồ chơi làm quen với toán chiếm vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ, nhất là với bộ môn học Toán. Đồ dùng đồ chơi vừa là phương tiện cho trẻ chơi, vừa là “món ăn tinh thần” của các trò chơi, qua trò chơi trẻ được thao tác với đồ chơi giáo dục nhằm giúp trẻ ghi nhớ các biểu tượng ban đầu về Toán một cách sâu sắc.

Trẻ trải nghiệm với nguyên liệu đồ dùng tự tạo để phát triển trí tuệ

Trẻ trải nghiệm với nguyên liệu đồ dùng tự tạo để phát triển trí tuệ

Đồ chơi học tập giúp trẻ hình thành kỹ năng như so sánh, tạo nhóm, xếp, đếm. Giúp trẻ diễn đạt bằng lời nói, tăng cường ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ. Do điều kiện lớp còn gặp khó khăn, kinh phí để mua sắm đồ dùng đồ chơi còn ít. Nên tôi thường tự làm đồ dùng đồ chơi hay thu gom các nguyên liệu, phế liệu sẵn như. Hộp sữa, lon nước ngọt, hộp thuốc, hạt,…… cho trẻ đếm và so sánh số lượng các nhóm.

3. Tổ chức tốt hoạt động làm quen với toán trên các tiết học

Khi tổ chức hoạt động làm quen với toán chung để trẻ hứng thú và tự nguyện tham gia vào hoạt động đồng thời lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng một cách đầy đủ, tự tin, nhẹ nhàng, thoải mái, tránh sự gò bó, áp đặt, thì ta phải lôi cuốn trẻ vào bài một cách hấp dẫn từ đầu giờ đến cuối tiết học: dùng các thủ thuật khác nhau như đọc thơ, kể chuyện, câu đố, trò chơi…

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen với toán

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen với toán

VD: Cho trẻ chơi “Tìm bạn thân”. Tôi cho trẻ chơi bằng các tình huống tạo nhóm bạn theo yêu cầu. Tìm nhóm bạn trai có số lượng là 7, nhóm bạn gái có số lượng là 5. Nhóm nào có số lượng ít hơn (nhiều hơn). Muốn hai nhóm bạn đều bằng nhau thì chúng ta phải làm gì? hoặc vỗ tay tiếp tiếng vỗ tay của cô sao cho đủ 8.

VD: Hình ảnh trò chơi tìm bạn thân. Trong tiết học lập số: Các con đếm xem có mấy con thỏ ? ( 6 con thỏ). Vậy để mỗi chú thỏ có 1 củ cà rốt chúng ta phải cần bao nhiêu củ cà rốt?. trẻ chỉ tay vào từng con thỏ và đếm từ trái qua phải theo thứ tự từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

Trong giờ học, trẻ được cô giáo hướng dẫn cụ thể, chính xác về cách đếm, số lượng, chữ số hay nhận biết các hình dạng hay nhận biết về không gian thời gian. Sau đó, trẻ còn được tham gia vào các trò chơi vui nhộn, bằng phương pháp học bằng chơi, chơi mà học như vậy trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó, làm tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ, đồng thời trẻ thể hiện vốn hiểu biết giúp giáo viên lựa chọn nội dung, củng cố kiến thức phù hợp với khả năng của trẻ.

4.Tổ chức dạy trẻ mọi lúc mọi nơi

Để giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách tích cực, sáng tạo, sâu sắc nhằm khắc sâu những khái niệm, kỹ năng về toán. Thì tôi luôn tận dụng mọi thời điểm thích hợp trong sinh hoạt hàng ngày là một việc làm cần thiết trong quá trình hình thành các biểu tượng về toán và góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán rất hữu hiệu.

Tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo

Tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Hoạt động “Làm quen với toán” là một trong các môn học ở trường mầm non nằm trong lĩnh vực phát triển nhận thức. Làm quen với toán có một vị trí quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo, đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông

Việc hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ giúp các bé làm quen với thế giới xung quanh, giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn với ngôn ngữ nói. Học toán giúp các bé phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… góp phần phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ. Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé ở trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.

5/5 - (9 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *