Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non mới nhất

Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CS-GD TRẺ ĐỂ PHÁT TRIỂN GDMN CỦA TP.HỒ CHÍ MINH Phòng MN – Sở GD – ĐT TP.HCM

Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

1.Đổi mới cách xây dựng kế hoạch:

Kế hoạch phải xuất phát từ lợi ích chung của số đông, với cách nghĩ đó sở giáo Dục – Đào Tạo đã mạnh dạn bỏ hết các kế hoạch mang tính chất hình thức, phô trương, lãng phí, tập trung vào các công tác mang lại lợi ích cho số đông học sinh và công việc chăm lo cho trẻ, đặc biệt không mất thời gian vào việc rèn cháu, rèn cô để đi thi.

Kế hoạch phải đi kèm các biện pháp khả thi: Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Luôn luôn tìm các biện pháp để phù hợp thực hiện kế hoạch đề ra…, góp phần thay đổi chất lượng GDMN thành phố (các chuyên đề nâng chất lượng, chuyên đề của bộ, của sở, của phòng, của trường, các công văn hướng dẫn, mở các lớp bồi dưỡng…).

Kế hoạch phải đồng bộ mới có kết quả: Kế hoạch nuôi, dạy, quản lý, cơ sở vật chất, thi đua, đào tạo phải đồng bộ, nếu thiếu một khâu đều không cho kết quả tốt, không nâng được chất lượng.

Cần nhiều biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Ảnh: NTCC.

Cần nhiều biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Ảnh: NTCC.

2. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý:

Sở đã sử dụng trang web để cung cấp thông tin về giáo dục mầm non, chia sẻ các sáng kiến kinh nghiệm. Các giáo án tốt của giáo viên, cung cấp các thông tin về hoạt động của các trường lớp, duy trì thông tin hai chiều qua mạng internet và internet.

Từ năm học 2021 – 2022, sẽ cung cấp cho cơ sở các băng hình, đĩa CD về các hoạt động Chăm sóc Giáo dục trẻ, các hình ảnh về cơ sở vật chất tốt để cơ quan tham khảo. Cách làm này sẽ chuyển tải thông tin chính xác đến nhiều người (tất cả giáo viên, cán bộ quan lý của ngành hoc).

Như vậy khi làm các chuyên đề chuyên môn, chỉ cần một đĩa hình giáo viên từng trường có thể được xem các hoạt động cụ thể mà không cần đi lại mất thời gian.

Trường đã áp dụng các phần mềm về nuôi và dạy. (các phần mềm kidmart, Babycare, phần mềm dinh dưỡng…) một cách tích cực để nâng chất luợng và cải tiến công việc. Các phần mềm đã giúp cho công việc của giáo viên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, giúp đời sống tinh thần và cảm xúc của trẻ phát triển hơn (Vui học kidmart).

3. Quan tâm tới việc rút ngắn khoảng cách giữa các loại hình trường, lớp

Là một biện pháp hiệu quả để tăng chỗ học tốt cho trẻ. 5 năm gần đây, thành phố liên tục đề ra nhiệm vụ cải tạo nâng cấp điểm lẻ, trường phường, trường xã vùng sâu vùng xa…, để có thêm nhiều lớp tốt, trường tốt… Các quận huyện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo trường lớp mới, cải tạo trường lớp, điểm lẻ…, song song với việc xây dựng trường mới, cải tạo lớn trường cũ.

Kết quả: hiện nay thành phố đã có 119 trường tiên tiến xuất sắc có cơ sở vật chất đạt yêu cầu chuyên môn, hơn 150 trường tiên tiến cấp quận, huyện cũng có cơ sở vật chất lượng đối tốt, 40 trường đạt chuẩn quốc gia… là những nơi đáng tin cậy của phụ huynh toàn thành phố.

4. Quan tâm khuyến khích xã hội hóa giáo dục mầm non tại thành phố:

Sở Giáo dục và các phòng Giáo dục đã ý thức rõ về tác dụng của việc xã hội hóa giáo dục Mầm non trong điều kiện bậc học Mầm non là một bậc học không bắt buộc. Từ những năm 90 tại thành phố đã bắt đầu xuất hiện trường mầm non tư thục và nhóm trẻ gia đình và đã giải quyết một số chỗ cho trẻ.

Từ năm 2000 – 2001 thành phố khuyến khích việc tăng cường xã hội hóa, sở Giáo dục đã đưa vào thực hiện bán công 2 trường mầm non trực thuộc, xin phép chuyển sang chế độ tự hạch toán bằng phí (Ủy ban Nhân dân thành phố đã cho phép hai trường thực hiện thí điểm theo phương thức cuốn chiếu tới năm học 2005 -2006 toàn thành phố có thêm 47 trường bán công nuôi dạy 18% tổng số học sinh, tiết kiệm ngân sách nhà nước được hơn 40 tỷ đồng mỗi năm. Số tiền này không bị cắt giảm mà được tái đầu tư cho giáo dục Mầm non của địa phương (nâng cấp cải tạo trường lớp khu vực nghèo, trang bị cho bếp ăn bán trú, nhà WC, sân chơi…, của các trường, các điểm lẻ…).

Tới tháng 10/2006 toàn thành phố có 215 trường tư thục, hơn 700 nhóm trẻ gia đình có phép đang hoạt động khá tốt, nuôi dạy 45% số trẻ tới trường (105.000 học sinh). Các trường này đã tiết liệm cho nhà nước được ½ kinh phí dành cho giáo dục Mầm non (nhà nước phải cấp cho các trường công lập 1.700.000/hs nhà trẻ/năm và 800.000/hs mẫu giáo/năm)

5. Quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên trường:

Sở Giáo Dục rất quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ. Ngoài việc được học tại các trường sư phạm, giaó viên còn được bồi dưỡng nhiều vấn đề (an toàn thực phẩm, sơ cấp cứu, bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1,2; dạy đàn và nhạc lý (phối hợp với trường suối nhạc); bồi dưỡng sử dụng phần mềm Kidmart; bồi dưỡng theo các chuyên đề (làm quen văn học chữ viết, giáo dục âm nhạc, tạo hình đổi mới…)

Phối hợp với trường sư phạm Mầm non, trường Cán bộ quản lý mở lớp đào tạo cho chủ nhóm trẻ gia đình và hiệu trưởng trường tư thục. Đề xuất với trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm đào tạo cấp dưỡngg (70% cấp dưỡng đã qua đào tạo) đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong các nhóm trẻ gia đình…

Các chuyên đề chuyên môn: bồi dưỡng cho 100% giáo viên (làm quen văn học và chữ viết, âm nhạc, làm quen với Toán, vệ sinh ăn uống an toàn thực phẩm…)

6. Quan tâm tới việc phát hiện, tôn vinh cá nhân và đơn vị tiêu biểu: Xây dựng đơn vị điển hình để nhân rộng ra toàn thành phố. Kết quả có:

  • 01 Anh hùng Lao động.
  • 01 Nhà giáo Nhân dân.
  • 02 Huân chương Độc lập.
  • 02 Huân chương Lao động hạng 1.
  • 08 Huân chương Lao động hạng 2.
  • 23 Chương Lao động hạng 3.
  • 41 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Phong trào thi đua đã có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn nghành, các giáo viên, cán bộ quản lý rất phấn khởi và cố gắng làm tốt hơn nữa công việc chung sẽ tốt hơn lên. Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Đầu tư nâng cao chất lượng phổ cập GDMN được các nhà trường chú trọng. Ảnh minh họa.

Đầu tư nâng cao chất lượng phổ cập GDMN được các nhà trường chú trọng. Ảnh minh họa.

Quan sát và ghi chép hoạt động làm quen với Toán của trẻ Mẫu giáo.

Quan sát, ghi chép hoạt động của trẻ là điều rất cần thiết đối với giáo viên và cán bộ quản lý mầm non. Có theo dõi và ghi chép được những trao đổi, thao tác của trẻ trong hoạt động học- chơi mới thấy được khả năng của từng trẻ và những tiến bộ rõ rệt của từng cá nhân để từ đó có phương pháp giáo dục trẻ thích hợp.

Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với Toán ở lớp mẫu giáo 5 tuổi, giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhằm đạt một số kỹ năng theo yêu cầu bài học. Trong khi dạy trẻ, các cô thường chú ý đến kết quả dạy trẻ (làm được hay chưa làm được) để nhận xét, đánh giá mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động, cách giải quyết bài tập để qua đó cô có những biện pháp tác động tích cực đối với trẻ.

Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện bài tập toán, cô giáo nói:” Con hãy điền số vào ô trống, sau đó cộng hai số lại và viết kết quả vào ô cuối cùng.

Nếu quan sát kỹ 3 trẻ ta sẽ thấy các bé có cách giải quyết bài tập không giống nhau. Phần quan sát và ghi chép dưới đây là một hoạt động tại lớp Lá – Trường Mầm Non 5, Quận 3 –Tp Hồ Chí Minh

Bé A:

1) Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất- ghi số vào ô trống.

2) Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ hai- ghi số vào ô trống

3) Đếm tất cả các sách trên kệ (cả 2 nhóm) ghi vào ô trống cuối cùng.

Kỹ năng: Đếm dãy số tự nhiên từ 1 đến 8. Kết quả : 8

Bé B

1)Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất – ghi số vào ô trống

2) Đếm quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ 2 – ghi số vào ô trống

3) Dùng kết quả của nhóm thứ nhất, đếm tiếp nhóm thứ hai- ghi kết quả.

Kỹ năng: Đếm tiếp từ một kết quả của nhóm thứ nhất đến hết phần tử của nhóm thứ hai. Kết quả: B

Bé C:

1) Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất- ghi số vào ô trống.

2) Dùng các ngón tay thay thế cho các phần tử của nhóm thứ hai (3 ngón)

3) Đọc số của nhóm thứ nhất (5), đếm tiếp trên ngón tay (6,7,8)- ghi kết quả

Kỹ năng: Đếm tiếp bằng vật thay thế (ngón tay),.

Kết quả: 8

Trong 3 cách trên đều cho kết quả bằng 8. Nhưng rõ ràng trẻ đã có hoạt động giải bài tập khác nhau. Đếm dãy số tự nhiên là kỹ năng quan trọng, cơ bản khi làm quen với toán. Trẻ thường đã biết gọi tên dãy số tự nhiên từ khi mới tập nói, dãy số từ 1 đến 10, đếm không thiếu một số nào, đếm đúng vị trí các số,biết số đứng liền trước, số liền sau của dãy số.Nhưng đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, kỹ năng này quá dễ so với trình độ hiểu biết của trẻ.

Do đó cùng với hiểu biết về khái niệm lập số, trẻ phải hiểu được con số, trẻ phải hiểu được con số là biểu tượng của 1 tập hợp có các phần tử tương ứng. Từ hiểu biết đó giáo viên dạy trẻ kỹ năng đếm tiếp.

Đếm tiếp trực tiếp: Dùng số hạng nhóm thứ nhất- đếm tiếp phần tử của nhóm thứ hai. (giống cách đếm của bé B)

Đếm tiếp bằng biện pháp sử dụng vật thay thế : Dùng ngón tay, dùng que tính, chấm tròn…kỹ năng đếm tiếp của trẻ tìm ra đáp số chính xác hơn cho bài tập của mình, tuy nhiên chúng ta không chỉ dừng ở đó.Trẻ phải được tiến tới kỹ năng cao hơn: nắm vững tổng của hai số hạng.

Cách giải quyết của bé C sẽ cho ra kết quả nhanh nhất và chính xác. Kỹ năng này có thể được vận dụng trong nhiều trường hợp, trong thực tế sinh hoạt thường ngày của trẻ. Vậy giáo viên cần chú ý dạy trẻ cách giải bài tập nhanh và chính xác nhất đó là cách giải thứ 3.

Trong 3 trẻ, trẻ C có sự phát triển tư duy toán tốt hơn trẻ A và trẻ B. tuy nhiên , đích nhắm của chúng ta dạy trẻ mẫu giáo thêm bớt là nhìn vào hai số hạng biết ngay được số tổng. Kỹ năng này có thể thực hiện được, với điều kiện trẻ phải được làm quen với nhiều bài tập, trò chơi toán, cũng như được hoạt động thường xuyên với toán và tất nhiên phải có sự hoạt động tích cực từ giáo viên.

Trong quá trình suy nghĩ, sáng tạo ra các trò chơi phục vụ hoạt động mẫu giáo, các giáo viên đã có nhiều hình thức trò chơi giúp trẻ làm quen với toán rất tốt. Tuy nhiên cần lưu ý có rất nhiều trò chơi thật sự chưa mang lại hiệu quả về mục đích tăng cường kỹ năng, kiến thức, ngôn ngữ toán mà chỉ làm quen với hình thức toán mà thôi.

Ví dụ: Giáo viên cho trẻ chơi một bộ tách trà làm bằng giấy bìa, mỗi chiếc tách, ấm trà đều được cắt ra bằng hình dzích dzắc khác nhau, trên mỗi một mảnh rời có 1 số hạng để khi cộng 2 số hạng lại được tổng là 9. Khi chơi, trẻ không chú ý đến các số hạng đươc ghi trên 2 mảnh rời nhau của chiếc tách mà chỉ chú ý ráp các đường dzich dzắc cho vừa khớp với nhau mà thôi.

Trẻ ráp rất nhanh và rất thành thạo. Nếu chỉ đứng xa và quan sát, ta có thể nghĩ: trẻ có kỹ năng toán rất tốt vì kỹ năng ráp hình bộ ấm trà rất nhanh. Nhưng nếu ngồi lâu hơn, nghe trẻ trao đổi với nhau, giáo viên sẽ giật mình vì trẻ chỉ trao đổi với nhau về hình dạng của chiếc tách trà mà hoàn toàn không để ý đến con số mà cô đã ghi trên thẻ rời.

Tại sao trò chơi trên lại không đạt yêu cầu về kỹ năng hoạt động toán? Vì khi thực hiện bộ trò chơi này trước tiên giáo viên vẽ tách, ấm trà đặt bài toán (Có tổng bằng 9), sau đó mới cắt đôi ra. Như vậy trẻ chỉ việc tìm hai mảnh khớp răng với nhau là xong, nên không quan tâm tới các con số.

Với trò chơi này có thể có các giải pháp như sau:

Tạo nhiều mảnh rời có đường cắt tương tự 1 trong 2 mảnh ghép. Chỉ sai 1 chi tiết nhỏ cũng khó phát hiện.

Các con số trên mảnh giấy giống nhau là khác nhau.

Tạo thêm nhiều mảnh ghép có đường cắt giống nhau 1 trong 2 mảnh đã cắt. Trên đó viết những con số để khi ghép đúng khớp sẽ không được kết quả bằng 9, trẻ phải sử dụng kiến thức toán, chú ý hình dạng của đường cắt dzich dzăc vừa cộng 2 số hạng có tổng bằng 9 khi chơi trò chơi này và phải biết sắp xếp, trang trí bộ trà cho đẹp mắt, có vị trí hợp lý.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *