Thiết kế sân chơi mầm non để giúp các bé vui chơi, giải trí, sáng tạo tư duy đang là điều mà các bậc phụ huynh, các nhà trường đang tìm kiếm. Là một đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm cỏ nhân tạo cho các đơn vị thiết kế khu vui chơi, trường mầm non, chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của một sân chơi dành cho các bé. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi đã tìm hiểu để gửi đến bạn một số mẫu sân chơi trường mầm non đẹp nhất, phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay.
Tiêu chí thiết kế khu sân trường mầm non
Với các công trình xây dựng cho mầm non có những tiêu chí xây dựng riêng. Đối với sân trường mầm non cũng cần đảm bảo đáp ứng những quy định thiết kế riêng và đảm bảo tính thẩm mỹ. Dưới đây là một số những tiêu chí cơ bản khi thiết kế sân vườn mầm non cần đáp ứng được:
Thứ nhất cần phải bố trí và sắp xếp theo một bố cực có tính khoa học và đảm bảo sự an toàn cho bé trong khuôn viên nhà trường. Không có các vật dụng hoặc những thiết kế nguy hiểm cho bé như ao hồ hay là các công trình leo trèo không an toàn.
Thứ hai cần thiết kế không gian thoáng mát có hệ thống cây xanh để đảm bảo tránh bụi cho bé và tạo bóng mát khu vui chơi ngoài trời cho các bé vào ngày hè. Thiết kế không gian sân có các dụng cụ thiết bị đồ chơi phù hợp với hoạt động ngoài trời cho bé giúp bé vận động lành mạnh và phát triển thể lực tốt nhất.
Một số bí quyết thiết kế sân trường mầm non đơn giản mà đẹp
Hiện nay có rất nhiều hình thức thiết kế và nhiều phong cách sáng tạo không gian trường mầm non. Vậy, khi thiết kế cần nắm được những bí quyết gì để đảm bảo đem đến không gian sân trường đẹp mà đơn giản? Tham khảo bí quyết sau:
Nên chú ý lựa chọn cỏ nhân tạo để sáng tạo không gian gần gũi với thiên nhiên. Từ đó đảm bảo tránh để lại các khoảng trống trong sân.
Ngoài ra sử dụng cỏ nhân tạo cũng là cách bảo vệ bé an toàn tránh khỏi việc chạm bê tông khi bé hoạt động vui chơi.
Nên thiết kế theo xu hướng kết hợp thiên nhiên và hiện đại. Với sự thiết kế kết hợp này sẽ đảm bảo đem đến không gian cây xanh và đem đến không gian thoáng mát cho bé khi chơi. Ngoài ra cũng tạo được sự thân thiện của bé với thiên nhiên.
Cấu tạo
Sân vườn trường mầm non được cấu tạo bởi các bộ phận:
Sân chơi chung
Sân chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Vườn cây, bãi cỏ
Và được tổ chức thành các khu chức năng cơ bản như:
Khu chơi các trò chơi vận động và thể dục
Khu chơi các trò chơi giao thông
Khu sân khấu ngoài trời
Lợi ích
Tạo không gian vui chơi cho trẻ: Ngoài các hoạt động học tập, vui chơi trên lớp, trẻ nhỏ cần được tiếp xúc với ánh sáng, không khí tự nhiên bên ngoài và học các bài học trong thực tế.
Môi trường giáo dục trẻ: Bên cạnh đó, sân vườn trường còn là nơi giáo dục cho trẻ rất nhiều bởi nơi đây được trang bị nhiều mô hình cây cối, con vật để trẻ có thể hình dung rõ ràng về thế giới xung quanh.
Những trang thiết bị vui chơi còn giúp bé phát triển các hoạt động đội nhóm, tăng khả năng giao tiếp.
Cải thiện chất lượng không khí: Cây xanh và hoa trong trường được trồng một cách hợp lý để tạo bóng mát, cản bụi, tiếng ồn và tạo ra bầu không khí trong lành cho trẻ được vui chơi, phát triển thể chất và tinh thần.
Cải tạo cảnh quan sân trường: sân vườn trường mầm non luôn có đủ các màu sắc rực rỡ: từ màu xanh của cây cối, thảm cỏ đến các loại đồ chơi, cầu trượt,… đủ sắc màu giúp kích thích sự sáng tạo của trẻ.
Yêu cầu
Khi trang trí sân vườn trường mầm non cần phải đạt những yêu cầu như:
Phải bố trí, sắp xếp khoa học và logic để mang đến một không gian an toàn, hạn chế được các rủi ro cho trẻ nhỏ khi hoạt động bên ngoài
Tạo không gian mát mẻ xanh tươi cho những ngày hè nắng oi bức để trẻ có thể có bóng mát để vui chơi sau một giờ học căng thẳng
Có diện tích đủ lớn để chứa các dụng cụ đồ chơi học tập phù hợp với các hoạt động ngoài trời
Thiết kế sân vườn trường mầm non phải đạt những yêu cầu gì?
Một mẫu thiết kế sân vườn trường mầm non cần đạt được sự đẹp đẽ trong thẩm mỹ; phù hợp với lứa tuổi trẻ em. Đồng thời nó còn phải có đầy đủ cơ sở vật chất, đáp ứng sự an toàn của các bé.
Những thiết kế sân vườn tại trường mầm non thường phải được hòa nhập với thiên nhiên; hướng tới sự thân thiện giúp trẻ cảm thấy vui vẻ thoải mái nhất khi sử dụng. 3 yêu cầu cơ bản cần có như sau:
Bố trí, sắp xếp khoa học, hợp lý; đảm bảo được không gian vui chơi an toàn.
Không gian thoáng mát; có chứa cây xanh để cung cấp không khí, cũng như che nắng cản bụi khi cần thiết.
Có chứa các dụng cụ đồ chơi mầm non phù hợp với các hoạt động ngoài trời của lứa tuổi mầm non, mẫu giáo.
Làm sao để thiết kế sân vườn trường mầm non đơn giản và đẹp nhất?
Sân vườn trường mầm non là một trong những không gian quan trọng nhất trong công trình. Bởi đây là nơi hoạt động ưa thích của nhiều trẻ.
Chính vì vậy, điều đầu tiên trong việc thiết kế sân vườn trường mầm non là không được có các yếu tố có khả năng gây nguy hiểm; ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi của trẻ:
Nên sử dụng cỏ nhân tạo: Với việc lựa chọn cỏ nhân tạo, không gian sẽ gần gủi hơn với thiên nhiên; tránh những khoảng trống vô sắc trong sân. Việc chơi trên sân cỏ nhân tạo cũng có thể tránh được va chạm với gạch, sân bê tông.
Thiết kết hòa hợp giữa thiên nhiên và hiện đại: Kết hợp các loại cây xanh, hoa lá vào trong khu vực sân trường sẽ giúp không gian thoáng mát hơn dành cho trẻ.
Không chỉ cung cấp thêm không khí và cản trở bụi bặm; màu sắc từ những đóa hoa cũng giúp kích thích trí tưởng tượng của các bé nữa đấy.
Mẫu thiết kế sân chơi trường mầm non sáng tạo nhất, độc đáo nhất
Mẫu thiết kế sân chơi mầm non đa màu sắc
Đối với lứa tuổi mầm non thì màu sắc là điều rất quan trọng. Nó là nền tảng cho sự sáng tạo của trẻ sau này. Do đó khi thiết kế sân chơi trẻ em cần chú ý rất nhiều đến màu sắc. Chúng ta nên chọn những màu sắc nổi bật như đỏ, xanh, vàng nhằm tạo sự thích thú cho trẻ.
Ngoài ra, theo như thiết kế truyền thống đối với các sân trường mầm non mà chúng ta vẫn thấy, phần nền sân thường được sử dụng các vật liệu như xi măng hoặc gạch.
Điều này ảnh hưởng nhiều đến an toàn của bé. Vậy nên khi thiết kế sân chơi trường, chúng ta nên ưu tiên sử dụng các loại thảm mềm hoặc cỏ nhân tạo nhằm tạo độ an toàn cho bé khi vui chơi.
Hiện nay, các sản phẩm cỏ nhân tạo cũng có rất nhiều màu sắc để mang đến cho chúng ta những ý tưởng thiết kế đa dạng hơn, bắt mắt hơn.
Mẫu thiết kế sân chơi mầm non có cầu trượt
Một trong những mẫu thiết kế sân chơi mầm non cho bé được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất là sân chơi theo kiểu cầu trượt.
Với thiết kế này, vật dụng sân chơi dành cho trẻ em được sử dụng bằng nhựa tạo độ nhẹ nhàng mềm mại và êm ái cho bé.
Nền được ứng dụng vật liệu mềm như thảm xốp, cỏ nhân tạo… giúp bé tiếp đất một cách nhẹ nhàng nhất. Màu sắc cũng được phối một cách hài hòa và nổi bật nhất. Thiết kế này chắc hẳn sẽ là một sân chơi thú vị nhất dành cho các bạn nhỏ.
Mẫu thiết kế sân chơi mầm non đa dạng các trò chơi
Đối với sân chơi mầm non hay khu vui chơi công cộng, trẻ em luôn tìm tòi, học hỏi thế giới bên ngoài. Vì vậy khi trang trí sân chơi mầm non đòi hỏi phải mới lạ và đa dạng về cách chơi, các hoạt động vui chơi thì mới có thể hấp dẫn các bé, thu hút bé học hỏi, tìm kiếm.
Tránh sự đơn điệu trong không gian sân chơi của bé thì không chỉ chiếc cầu trượt quen thuộc, bé lại thích chơi một trò khác do đó phải thiết kế sân chơi nên đa dạng.
Với không gian rộng, chúng ta có thể thiết kế nhiều trò chơi, tạo nhiều thử thách cho bé vượt qua. Ngoài ra, cách bố trí trang trí nội thất cũng được các kiến trúc sư chú trọng, kết hợp với thảm cỏ xanh tạo sự mềm mại an toàn cho bé.
10 ý tưởng trang trí sân trường mầm non bạn nên biết
Dưới đây là gợi ý 10 ý tưởng thiết kế trang trí sân trường mầm non mà bạn không nên bỏ qua:
Ý tưởng thiết kế trải nghiệm
Đây là xu hướng thiết kế đem lại không gian sân trường rộng và thoáng. Nó có kết hợp với các lối đi của mặt cỏ nhân tạo cùng với một số trò chơi cho bé trải nghiệm trong khuôn viên an toàn.
Ý tưởng thiết kế sân chơi
Đây là ý tưởng thiết kế sân trường làm sân chơi. Mà hình thức này tập trung là các trò chơi vận động trên cỏ nhân tạo. Các thiết bị trò chơi được trang bị đầy đủ cho bé.
Ý tưởng thiết kế sân chơi ống trượt
Đây là phong cách thiết kế chỉ chuyên về 1 trò chơi mà thôi. Thiết kế theo phong cách ống trượt tạo được sự thích thú và tò mò cho bé. Không những thế không gian này còn khiến bé có được không gian vận động mới, tạo hứng thú khi đến trường.
Ý tưởng trang trí phụ kiện
Hình thức trang trí này tạo được 1 khu vườn màu sắc hơn với các mẫu phụ kiện tiêu biểu như hình chú lùn, các hình mẫu nhân vật phim hoạt hình.
Ý tưởng trang trí khu vui chơi
Trang trí sân trường với phong cách thiết kế khu vui chơi có các trò chơi tiêu biểu như trò đu quay, xích đu,… là nơi cho bé trải nghiệm cảm giác được hòa mình vào không gian khu vui chơi thực sự và kích thích sự vận động phát triển tốt nhất cho bé.
Ý tưởng thiết kế dạng sân vườn
Phong cách thiết kế này tăng sự tương tác gần gũi giữa bé với thiên nhiên xung quanh. Nó giúp bé có được không gian trải nghiệm hoàn mình thân thiện với thiên nhiên như lạc vào khu rừng thực sự.
Với phong cách này cần bài trí không gian đan xe giữa các chậu cảnh, các loại hoa, khu làm vườn cho bé trải nghiệm.
Đó là những ý tưởng trang trí sân vườn mầm non cho bé mà các bạn nên tham khảo qua trước khi đầu tư xây dựng khu trường mầm non.
Mẫu trang trí sân vườn trường mầm non
Trang trí sân vườn trường mầm non theo chủ đề cổ tích
Trang trí sân vườn trường mầm non theo chủ đề cổ tích là cách trang trí thường được nhiều trường mầm non lựa chọn và áp dụng nhất.
Bạn có thể sử dựng các chi tiết lấy cảm hứng từ những câu chuyện cổ tích như Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Tấm Cám, Cây khế,… hoặc các bộ phim hoạt hình như Doraemon, Pikachu,… khiến bé cảm thấy thích thích thú và kích thích sự ham học hỏi.
Trang trí sân vườn trường mầm non với rau và hoa
Để giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên hơn, một khuôn viên vườn trường đầy hoa và rau là một sự lựa chọn hợp lý.
Ngoài ra, bạn có thể dành riêng một khu vực để hướng dẫn trẻ tự trồng và chăm sóc các loài cây. Đối với các bé, đây sẽ không chỉ đơn giản là một hoạt động ngoài trời, mà còn là bài học giúp yêu thương, sống chan hòa với thiên nhiên hơn.
Trang trí sân vườn trường mầm non với các trò chơi tổng hợp
Đây là cách thiết kế sân chơi trường mầm non được rất nhiều bé yêu thích. Một tổ hợp những trò chơi như bập bênh, cầu trượt, nhà bóng, xích đu,… chắc chắn sẽ khiến trẻ bị thu hút và muốn đến trường hơn.
Nhưng bạn cần cẩn thận lựa chọn những vật liệu làm trò chơi phải đảm bảo an toàn cho bé, tránh những rủi ro không mong muốn.
Lưu ý khi thiết kế sân vườn trường mầm non
Khi thiết kế sân vườn mầm non, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Sân chơi chung ngoài trời bao gồm đường chạy dài 30m (rộng từ 1,2 – 1,5 m), hố cát, chậu rửa tay, bể vầy nước có độ sâu không quá 0,3m.
Sân tập thể dục có tiêu chuẩn diện tích từ 0,5m2 – 0,8m2/trẻ nhưng không lớn hơn 120m2.
Đường chạy của trẻ không được cắt qua sân tập thể dục hay chỗ chơi và không được bố trí kết hợp với đường giao thông nội bộ trong công trình.
Mỗi nhóm trẻ hay lớp mẫu giáo nên bố trí một sân chơi riêng với diện tích được tính từ 1,0m2 – 1,5m2/trẻ (đối với nhà trẻ) và từ 2m2 – 2,5m2/trẻ (đối với lớp mẫu giáo) và được bố trí theo từng nhóm – lớp.
Sân trường, bãi tập phải bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô.
Trong sân vườn của trường mầm non có thể bố trí một khu đất để trẻ tập trồng trọt, chăm sóc với tiêu chuẩn diện tích từ 0,3m2 – 0,5m2/trẻ.
Các trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời phải phù hợp với các trò chơi có tính giáo dục và phù hợp với trẻ về hình dáng và màu sắc.
Nghiêm cấm trồng các cây có nhựa độc, có gai sắc, có quả vỏ cứng hay có hoa quả thu hút ruồi muỗi.
Quy trình tư vấn thiết kế trường mầm non
Để có được một ngôi trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, ngoài vấn đề chất lượng giáo dục còn cần đảm bảo yếu tố thiết kế. Việc thiết kế và thi công cần tuân theo một quy trình nghiêm ngặt và có kiểm soát chặt chẽ qua từng giai đoạn.
Quy trình thiết kế trường mầm non đạt chuẩn như sau:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng
Lên lịch hẹn với khách hàng và khảo sát mặt bằng
Chụp ảnh và đo đạc chi tiết mặt bằng công trình
Lập bảng phân tích và đánh giá dự án.
Tham khảo và lấy ý kiến của chủ đầu tư
Lên ý tưởng và thống nhất ý tưởng thiết kế dựa theo những con số đo đạc và yêu cầu của chủ đầu tư
Lập sơ bộ hợp đồng thiết kế
Bước 2: Ký hợp đồng thiết kế
Ký hợp đồng thiết kế sau khi đã thống nhất ý tưởng thiết kế ( khách hàng tạm thanh toán 50% giá trị hợp đồng)
Lên kế hoạch thiết kế chi tiết và định hướng phong cách thiết kế
Bước 3: Lập hồ sơ thiết kế
Hồ Sơ Thiết Kế Sơ Bộ
Quy hoạch tổng mặt bằng, giao thông và phân định cụ thể các không gian chức năng.
Tính toán mặt bằng bố trí nội thất và phối cảnh không gian.
Sơ bộ mặt đứng, mặt cắt.
Phối cảnh 3D ngoại thất dự án
Sơ bộ mặt bằng trần và sàn.
Thống kê nội thất cần mua và nội thất phải thi công.
Thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công
Phần kiến trúc: Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt đứng, mặt cắt và các chi tiết như cầu thang, bồn vệ sinh….
Phần trần sàn: Bản vẽ mặt bằng và bản vẽ chi tiết trần, lát sàn.
Phần cửa vách: Bản vẽ chi tiết cửa, vách.
Phần điện: Bản vẽ mặt bằng bố trí tủ điện, công tắc, ổ cắm và bóng điện chiếu sáng.
Phần thiết bị kỹ thuật: Bản vẽ mặt bằng bố trí điều hòa, báo cháy, camera, PCCC….
Phần bếp: Bản vẽ mặt bằng hệ thống bể chứa, ống thoát mùi….
Phần nội thất: Bản vẽ chi tiết nội thất cần xây dựng cho từng phòng.
Phần Spec: Bảng thống kê các vật liệu, nội thất (đi kèm chất liệu và màu sắc, số lượng và khối lượng), bao gồm: sơn tường, rèm cửa, giấy dán tường, đèn điện, gạch ốp lát….
Khách hàng sẽ thanh toán nốt 50% giá trị còn lại của hợp đồng.
Lưu ý khi thiết kế trường mầm non
Đối tượng học tập và vui chơi tại trường mầm non là những đứa trẻ non nớt cả về thể chất lẫn trí tuệ, do đó việc thiết kế trường ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, trí thông minh cũng như sức khỏe của chúng. Thiết kế trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cần lưu ý.
Thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn của kiến trúc
Trong thiết kế trường mầm non, tiêu chuẩn thiết kế về mặt kiến trúc luôn cao hơn và được quy định khắt khe hơn, đảm bảo các yêu cầu:
An toàn: Thiết kế an toàn, nội thất và chất liệu an toàn là những điều mà thiết kế trường mầm non phải đảm bảo.
Thiết kế rộng và thoáng với những thiết bị và nội thất hạn chế góc cạnh cũng như sử dụng thảm chống trượt để tạo môi trường an toàn cho trẻ. Hơn nữa sử dụng 100% nội thất cao cấp để tránh rủi ro trong quá trình học và vui chơi.
Ngoài ra sử dụng rào chắn an toàn ở cửa, phía hành lang, cầu thanh và sân trường đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đảm bảo ánh sáng: Phòng học, phòng ăn, phòng vệ sinh hay khu vui chơi của trẻ đều phải được thiết kế đủ độ sáng.
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên qua hệ thống cửa kính, thêm vào đó là hệ thống đèn điện ánh sáng trắng để không gian luôn sáng sủa.
Thiết kế đảm bảo sự liên thông: Nên thiết kế phòng học cho bé nối liền với phòng vệ sinh và khu vui chơi để thuận tiện cho quá trình các bé di chuyển.
- Thiết kế đáp ứng quy chuẩn giáo dục
- Bên cạnh tiêu chuẩn về mặt kiến trúc, khi thiết kế trường mầm non còn phải tuân theo quy chuẩn giáo dục, bao gồm:
- Diện tích đúng tiêu chuẩn quy định đối với từng nhóm lớp.
- Thiết kế không gian và lựa chọn nội thất phù hợp với độ tuổi và chương trình giáo dục.
- Thiết kế không gian có sự kết hợp giữa học tập và vui chơi.
- Thiết kế, thi công đảm bảo tiến độ
Đối với một đơn vị thiết kế, thi công nội thất thì tiến độ thi công cũng là một vấn đề đặc biệt quan tâm bởi đảm bảo đúng tiến độ cho thấy sự uy tín và chuyên nghiệp của công ty.
Tuy nhiên tiến độ phải đi kèm với chất lượng sản phẩm. Không vì chạy theo tiến độ mà làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Công ty thiết kế nội thất trường mầm non uy tín tại Việt Nam
Đồ Chơi Hoàng Hà là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất trường học. Nhiều năm kinh nghiệm gắn bó với ngành, với đội ngũ thiết kế, kiến trúc sư dày dăn kinh nghiệm, đam mê nghề nghiệp luôn tìm tòi nghiên cứu, mỗi sản phẩm của Đồ Chơi Hoàng Hà là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm phong cách và dấu ấn riêng.
Tại sao nên chọn Đồ Chơi Hoàng Hà
Đồ Chơi Hoàng Hà có mô hình quản lý chặt chẽ hiệu quả và đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao trong ngành thi công, thiết kế kiến trúc, nội thất với bản lĩnh nghề nghiệp, long say mê và sự tận tâm với công việc, Đồ Chơi Hoàng Hà đã không ngừng lớn mạnh, mang lại cho khách hàng những sản phẩm chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất.
100% nhân viên của Đồ Chơi Hoàng Hà đều tốt nghiệp từ các trường đào tạo chính quy với học vị và kinh nghiệm phù hợp với nghề.
Đặc biệt, mỗi nhân viên đều phải bắt buộc trải qua rèn luyện tối thiểu 2 – 3 năm. Sau đó mới được chính thức tham gia và phụ trách các hoạt động thiết kế nội thất trường học.
Chúng tôi xem năng lực là tiêu chí quan trọng luôn cần rèn giũa, phát triển để gắn bó lâu dài trong lĩnh vực thiết kế.
Hạ tầng cơ sở được trang bị đầy đủ phục vụ cho các hoạt động thiết kế & hỗ trợ tư vấn khách hàng
Tại trụ sở chính và các văn phòng chi nhánh không chỉ đảm bảo về nhân lực mà còn được trang bị đầy đủ vật lực. Nhờ đó, các hoạt động phục vụ khách hàng có thể diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Quy trình làm việc khoa học – chuyên nghiệp – cẩn trọng
Đối với mỗi hạng mục công trình phụ trách, dù lớn hay nhỏ. Đội ngũ nhân viên của Đồ Chơi Hoàng Hà luôn phải xem xét đánh giá một cách nghiêm túc nhất.
Mỗi một khâu tiến hành đều được giám sát tỉ mỉ của chuyên gia giàu kinh nghiệm. Nhờ đó, các rủi ro sai sót luôn được hạn chế ở mức cao nhất. Tiến độ và năng suất công việc cũng được nâng cao hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về các ý tưởng thiết kế nội thất trường mầm non bắt mắt và thân thiện mà Đồ Chơi Hoàng Hà đã thực hiện.
Quý khách hàng có nhận định gì về các thiết kế trên? Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ tư vấn. Xin vui lòng liên hệ ngay Đồ Chơi Hoàng Hà theo số hotline để được trợ giúp nhanh nhất.