Một số đặc điểm về đồ chơi cho lớp nhà trẻ tuổi nhà trẻ

1. Mở đầu một số đặc điểm về đồ chơi cho lớp nhà trẻ tuổi nhà trẻ

Tác giả K.D. Usinxki là người đầu tiên chỉ ra rằng, đồ chơi cho trẻ nhà trẻ là trường học đặc thù của giáo dục cảm xúc của trẻ. Trẻ chân thành gắn bó với đồ chơi của mình, yêu sâu sắc đồ chơi của mình. Một đồ chơi mới chưa hẳn đã chiếm được trái tim trẻ mà nó còn phụ thuộc vào trò chơi, các tình huống trong cuộc sống mà đứa trẻ đối xử với đồ chơi như một đối tượng chơi của mình. Các đồ chơi mầm non yêu thích của trẻ sẽ dạy trẻ về lòng nhân hậu và sự cảm thông.

Theo T.A. Culikova – X. A. Cozlova (2002), đồ chơi là những đồ vật được làm đặc biệt để chơi, hỗ trợ cho hoạt động vui chơi của trẻ em và người lớn. Như vậy, đồ chơi phải phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Bài viết đề cập đồ chơi cho lớp nhà trẻ tuổi nhà trẻ.

2. Nội dung nghiên cứu đặc điểm về đồ chơi cho lớp nhà trẻ tuổi nhà trẻ

Một số đặc điểm về đồ chơi cho lớp nhà trẻ tuổi nhà trẻ

2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu đồ chơi cho lớp nhà trẻ

Hành động với đồ vật (đồ chơi) của trẻ tuổi nhà trẻ là hoạt động chủ đạo, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm – vận động ở trẻ. Đối với trẻ càng nhỏ thì ý nghĩa của đồ chơi đối với sự phát triển tâm lí của trẻ càng lớn. Chơi cho trẻ một cơ hội để phát triển và thực hành các kĩ năng mới theo tốc độ của riêng mình. Đồ chơi và các đồ vật chơi nếu luôn thuận tiện cho trẻ sử dụng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của trẻ.

Chính vì vậy, sự lựa chọn đồ chơi cho lớp nhà trẻ những năm đầu đời là quan trọng. Ở lứa tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi), tốc độ phát triển tâm lí là rất nhanh kéo theo sự thay đổi các nhiệm vụ, phương pháp, phương tiện giáo dục trong đó bao gồm cả các vật liệu chơi. Cần nhớ rằng sự phát triển tâm lí và hình thành nhân cách của trẻ được diễn ra trong quá trình tương tác với thế giới xung quanh. Trước hết, trẻ cần lĩnh hội được văn hóa vật chất tức là các thao tác với đồ vật.

Trong khuôn khổ các hành vi luyện tập này ở trẻ sẽ hình thành các động cơ và nhu cầu nhận thức, phát triển ngôn ngữ và cảm xúc. Chơi với đồ chơi giáo dục cũng là những hành động thực tiễn đầu tiên bởi trẻ được thỏa mãn và kích thích nhu cầu của trẻ vào việc phân tích, vào các ấn tượng với xung quanh và vào các chuyển động.

2.2. Tổng quan nghiên cứu về đồ chơi cho lớp nhà trẻ.

2.2.1. Ở nước ngoài

Caroline Pratt (Mỹ) nhận thấy những hình khối cung cấp cho trẻ các kinh nghiệm, cơ hội về các mối liên hệ khác nhau. Bà đã thiết kế bộ đồ chơi xây dựng bằng gỗ. Những hình khối này cho phép trẻ sử dụng theo nhiều mục đích và nhiều cách khác nhau, xây dựng lại nhiều “công trình” thể hiện các ý tưởng về môi trường và cuộc sống xung quanh (nhà, xe cộ, thuyền…). Ngoài ra, trẻ còn học nhiều khái niệm về toán như số, kích thước, phần và toàn thể, bằng nhau…

Montessori (Ý) là nhà giáo dục về mầm non rất nổi tiếng. Cho đến nay, có rất nhiều nước trên thế giới có hiệp hội Montessori. Các hiệp hội này tiếp tục các ý tưởng của bà. Montessori tin rằng trẻ học tốt nhất khi được tự mình chọn những đồ chơi cho lớp nhà trẻ, hoạt động yêu thích. Bà đã tạo ra bộ đồ chơi để giúp trẻ thực hiện hoạt động tự chọn của mình. Mỗi đồ chơi, đồ dùng này đều dựa trên nguyên tắc tự kiểm tra và độ khó/phức tạp tăng dần.

Giáo viên không cần phải giảng giải hoặc đưa ra các câu trả lời đúng cho trẻ. Các đồ chơi cho trẻ nhà trẻ có thể “nói” khi trẻ sử dụng đồ chơi. Bộ đồ chơi cho lớp nhà trẻ này được gọi là các nguyên liệu “giáo cụ” (didactic). Montessori gọi là “kiểm tra và lỗi” (control and error) nó cho phép sự độc lập tăng dần và trở thành người làm việc độc lập. Ví dụ: bộ đồ chơi cho lớp nhà trẻ khối trụ, nếu trẻ mắc sai lầm, đặt khối trụ vào lỗ bé quá, hoặc to quá, thì trẻ sẽ tự làm lại, tìm lỗ phù hợp.

Dần dần việc thử và sai giúp trẻ lắp được tất cả các khối phù hợp. Như vậy trong quá trình đó trẻ tự kiểm tra. Đồ chơi Montessori còn nhận ra sức mạnh của các hành vi lặp đi lặp lại trong quá trình phát triển tư duy và trí thông minh.

Theo báo cáo chuyên đề của OECD 2011, Australia là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phát triển các chương trình hỗ trợ giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đã có một loạt các chương trình sáng tạo được đưa ra nhằm phát triển giáo dục hướng tới vùng sâu, vùng xa kết hợp nguồn ngân sách của quỹ Commonwealth và Ngân sách Bang/Lãnh thổ.

Một trong các chương trình đó là ý tưởng “Thư viện đồ chơi mầm non”. Thư viện đồ chơi cho trẻ nhà trẻ là một chương trình hỗ trợ giáo dục của chính phủ Australia. Thư viện đồ chơi là một phương tiện di động. Đồ chơi cho lớp nhà trẻ và thiết bị của thư viện được lựa chọn phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Một số thư viện đồ chơi nhà trẻ được xây dựng hướng tới các trẻ đặc biệt hoặc các vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, các nhà giáo dục mầm non Australia tập trung nhiều vào việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ nhà trẻ. Theo quan điểm này thì các môi trường học tập là những không gian thân thiện khi chúng phản ánh và làm phong phú đời sống và bản thân của trẻ, đáp ứng với những sở thích và nhu cầu của chúng. Không gian học hỏi ngoài trời là một nét đặc trưng của môi trường học tại Australia bao gồm cây xanh, vườn cây ăn quả, bãi cá, đá, bùn, nước và các thành phần khác từ thiên nhiên.

Những không gian này khuyến khích tương tác mở, tính tự khám phá, chấp nhận rủi ro, tìm hiểu và giao tiếp với thiên nhiên. Chúng nuôi dưỡng sự quý trọng môi trường tự nhiên, phát triển nhận thức về môi trường và tạo nền tảng cho việc giáo dục không ngừng về môi trường. Các môi trường trong nhà và ngoài trời hỗ trợ mọi khía cạnh học tập của trẻ.

Các học liệu củng cố sự học hỏi khi chúng phản ánh những gì tự nhiên và quen thuộc, đồng thời cũng giới thiệu sự mới lạ để kích thích cảm giác thích thú và những suy nghĩ ngày càng phức tạp và trừu tượng hơn. Có thể thấy rằng, chính phủ Australia đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc được cung cấp đồ chơi cho lớp nhà trẻ phong phú trong trải nghiệm giáo dục của trẻ em.

2.2.2. Ở Việt Nam

Đến thời điểm hiện nay, có khá nhiều công trình liên quan nghiên cứu về đồ chơi cho trẻ tuổi nhà trẻ, có thể kể đến như:

Trần Yến Mai (2007) với đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học lớp nhà trẻ trong trường mầm non

Trần Thị Hằng (2011) với nghiên cứu “Thiết kế hệ thống trò chơi hình thành các biểu tượng hình dạng, kích thước cho trẻ tuổi nhà trẻ

Phan Đông Phương (2011) với đề tài “Đánh giá thực trạng trang bị và sử dụng đồ dùng đồ chơi, thiết bị tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non ở một số trường mầm non Hà Nội

Vương Thị Phương Hạnh “Nghiên cứu cải tiến, thiết kế một số mẫu thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non và phổ thông

Phạm Thị Châu (2003) với đề tài: “Biện pháp hướng dẫn hoạt động chơi ở các góc cho trẻ 3-4 tuổi theo chủ đề

hay nghiên cứu của Trần Thị Sinh (2007) về: “Biện pháp đánh giá khả năng hoạt động với đồ vật ở trẻ 24- 36 tháng tuổi trong giờ tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật của giáo viên mầm non”.

Các nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam như: nghiên cứu, thiết kế tranh động theo chủ đề nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé phục vụ đổi mới chương trình giáo dục mầm non (2009);

Sử dụng một số phần mềm thiết kế câu chuyện cho trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non (2013)

Nghiên cứu cải tiến thiết kế một số mẫu đồ dùng đồ chơi (2014).

2.2.3. Đánh giá chung

Như vậy, vấn đề về vai trò của hệ thống đồ chơi cho lớp nhà trẻ trong giáo dục trẻ nhỏ đã được các nhà khoa học cảm nhận, nghĩ tới và trải nghiệm từ những năm đầu tiên của thế kỉ XX theo các cách thức khác nhau. Hiện nay, ở các quốc gia trên thế giới kể cả ở Việt Nam, mỗi quốc gia có một quan điểm về mục tiêu giáo dục mầm non, tuy nhiên Tất cả đều đánh giá cao vai trò của vui chơi và đồ chơi được coi là sách giáo khoa – người thầy thứ 2 trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồ chơi là phương tiện giáo dục.

Chính vì vậy, việc xác định được đặc điểm đồ chơi cho trẻ ở từng độ tuổi là rất cần thiết. Việc xây dựng một hệ thống đồ chơi khoa học, đa dạng và phù hợp với từng độ tuổi có ý nghĩa to lớn trong việc tác động thúc đẩy tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ.

2.3. Đặc điểm đồ chơi ở nhà trẻ

Trẻ tuổi nhà trẻ thích tách ra, ghép vào, bỏ vào, lấy ra, thêm vào và chồng lên. Vì vậy chọn đồ chơi giáo dục có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Chọn đồ chơi ở nhà trẻ “mở” theo nghĩa là trẻ có thể chơi nhiều trò chơi khác nhau với chúng. Ví dụ, khối gỗ hoặc khối lồng vào nhau bằng nhựa có thể được sử dụng để làm đường, vườn thú, đồ chơi cát và nước. Những đồ chơi cho lớp nhà trẻ này sẽ kích thích trí tưởng tượng của trẻ và giúp bé phát triển các kĩ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề.

Các đồ chơi như ghép hình, phân loại hình dạng, khối, khối lồng vào nhau hoặc vật liệu nghệ thuật như đất sét, sơn, bút chì màu hoặc bột đồ chơi giúp trẻ phát triển các kĩ năng quan hệ không gian (hiểu mọi thứ khớp với nhau như thế nào), sự phối hợp tay-mắt và kĩ năng vận động tinh (sử dụng các cơ nhỏ ở bàn tay và ngón tay).

Cần cung cấp cho trẻ cơ hội chơi với những đồ dùng thật hoặc đồ chơi trông giống vật thật. Trẻ tuổi nhà trẻ đã có thể biết dùng điều khiển để tắt mở các thiết bị quen thuộc trong thế giới của mình như điều khiển tivi hay bật tắt đèn.

Trẻ cũng thích chơi với những thứ “thực” của chúng, như điện thoại di động… Những đồ dùng đồ chơi của bé nhà trẻ này giúp trẻ giải quyết vấn đề, học các mối quan hệ không gian (các đồ vật kết hợp với nhau như thế nào), và phát triển các kĩ năng vận động tốt (sử dụng các cơ nhỏ ở bàn tay và ngón tay). Ngoài ra, các đồ chơi khuyến khích trẻ hoạt động như bóng có hình dạng và kích cỡ khác nhau, xe ba bánh, bộ chơi bowling bằng nhựa, vòng chơi bóng rổ trẻ em, đồ chơi kéo (đồ chơi trẻ có thể kéo theo chuỗi), toa xe để đổ đầy và kéo, các hộp bìa carton (mở ở cả hai đầu) làm đường hầm để bò qua… cũng có vai trò quan trọng.

Trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi thích nhìn mọi người và thường dùng mắt để dõi theo. Thông thường, trẻ thích khuôn mặt và màu sắc tươi sáng. Bé có thể dùng tay để với, bị cuốn hút với những gì tay và chân của trẻ làm, ngẩng đầu lên, quay đầu về phía âm thanh, đặt mọi thứ vào miệng.

Đồ chơi cho trẻ nhà trẻ những tháng tuổi đầu tiên cần giúp phát triển thị giác và thính giác. Đó có thể là các quả bóng to màu sặc sỡ, đồ chơi màu sặc sỡ treo trên giường trẻ nằm cách mắt trẻ khoảng 50cm. Khoảng từ 2-2,5 tháng cần bổ sung thêm các đồ chơi to như búp bê, gấu được đảo qua lại gần giường của trẻ, thêm vào đó cần thiết có các đồ chơi âm thanh (súc sắc, chuông, các con vật có tiếng kêu).

Âm thanh làm cho đồ chơi cho lớp nhà trẻ hấp dẫn hơn trong mắt trẻ. Những thứ trẻ có thể tiếp cận, giữ, hút, lắc, làm ồn, lục lạc, nhẫn lớn, đồ chơi bóp được, đồ chơi cắn được, búp bê mềm, Ngoài ra cần lựa chọn và treo phía trên ngực trẻ một số đồ chơi nhỏ để trẻ có thể cầm nắm như súc sắc có vòng nắm màu sắc, cán có tay cầm.

Trẻ từ 7-12 tháng thường xuyên vận động. Trẻ chuyển từ nằm sang lăn và ngồi, vẫy tay, nảy, bò, kéo mình lên và đứng. Trẻ hiểu tên riêng của mình và những từ thông thường khác, có thể xác định các bộ phận cơ thể, tìm các vật bị giấu, và xếp các vật vào hộp và bỏ ra.

Trẻ tuổi nhà trẻ bắt đầu hoạt động với đồ vật đa dạng như các đồ vật bằng nhựa dẻo, chút chít, đồ gỗ để đặt vào, bóng các kích thước khác nhau…

Giữa các loại đồ chơi đó nhất định phải có đồ chơi trong nhà trẻ hình tượng là các loại búp bê hình thức đơn giản từ chất dẻo, vải, cao su, hình các con vật, trong đó búp bê phải thật ấn tượng như có mắt thật to hay miệng thật rõ nét. Có các đồ chơi nhỏ và vừa để trẻ có thể cầm vào tay hoặc giữ chúng bằng 1 hoặc 2 tay;

Khi trẻ 7-8 tháng có thể bổ sung thêm đồ chơi và đồ vật để đặt lên nhau. Trẻ được cung cấp cùng 1 chủ đề đồ chơi nhưng khác nhau về màu sắc, kích thước và chất liệu. Bắt đầu xuất hiện đồ chơi giao thông như ô tô, xe đạp.

Trẻ 8-9 tháng tuổi bắt đầu được tiếp xúc với đồ chơi mềm, đẹp và học cách chơi với chúng. Bắt đầu từ lứa tuổi này bắt đầu sử dụng các loại đồ chơi mà thông qua đó trẻ học được cách xếp các đồ vật – đồ chơi lớp nhà trẻ cùng loại nhưng khác nhau về kích thước (hình nón, hình trụ), đóng hộp, đóng các loại nồi đồ chơi bằng vung.

Trẻ 10-12 tháng học các hành động với đồ vật thông qua đặt các hình chóp, lồng hộp, đẩy bóng vào ống, chơi với các hình khối. Trẻ rất thích thả hoặc đặt đồ chơi với các hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau qua các lỗ hoặc chồng lên nhau.

Trong quá trình thực hiện các hành vi công cụ khi sử dụng một vật như là công cụ để tác động lên đồ vật khác, trẻ cuối năm thứ nhất bắt đầu sử dụng các đồ chơi ăn uống. Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số đồ chơi lớp nhà trẻ mềm với một số bộ phận được làm to hơn (mắt, tai), xe đẩy, chăn, khăn… để chơi với búp bê.

Người lớn có thể sử dụng các đồ chơi cho lớp nhà trẻ vui nhộn (gà mổ thóc, cóc nhảy) chơi cùng trẻ. Trẻ được cho xem các loại ô tô, xe tải nhỏ, xe cần cẩu. Một số đồ chơi cho lớp nhà trẻ tập đi cho trẻ cũng hữu ích.

Trẻ 1 tuổi đã biết đi. Thông thường trẻ có thể đi vững và thậm chí leo lên cầu thang. Trẻ thích nghe kể chuyện, nói những lời đầu tiên, và có thể chơi bên cạnh những đứa trẻ khác (nhưng chưa thể chơi cùng nhau). Trẻ thích thử nghiệm nhưng người lớn cần giữ an toàn cho trẻ.

Đồ chơi tốt cho trẻ 1 tuổi bao gồm: Sách bảng với hình minh họa đơn giản hoặc ảnh của các vật thật; Bản ghi với các bài hát, vần điệu, câu chuyện đơn giản và tranh ảnh;

Những vật để chơi không độc hại, đánh dấu có thể giặt được, bút chì màu và giấy lớn; Những đồ vật để chơi giả vờ cùng với điện thoại đồ chơi, búp bê, xe đẩy trẻ em và xe đẩy, phụ kiện quần áo (khăn quàng cổ, ví), con rối, đồ chơi nhồi bông, động vật bằng nhựa và các loại xe; Những vật để xây dựng bằng bìa carton và các khối gỗ (có thể nhỏ hơn những khối gỗ được trẻ sơ sinh sử dụng từ 5-10cm);

Những đồ vật phải dùng đến các cơ lớn và cơ nhỏ của trẻ – đồ chơi xếp hình, các bảng lớn, đồ chơi có các bộ phận làm vài việc (quay số, công tắc, nút bấm, nắp) và các quả bóng lớn và nhỏ. Trẻ 2 tuổi học nói rất nhanh và bắt đầu có một vài cảm giác nguy hiểm.

Tuy nhiên trẻ làm rất nhiều “thử nghiệm” vật lí: nhảy từ trên cao xuống, leo núi, treo người bằng cánh tay, lăn và chơi om sòm náo loạn, lộn nhào. Trẻ có thể kiểm soát tốt bàn tay và ngón tay của mình và thích chơi với những vật nhỏ.

Đồ chơi tốt cho trẻ 2 tuổi: Các vật để giải quyết vấn đề – Ghép hình bằng gỗ (với 4 đến 12 miếng), các khối gắn với nhau, các đối tượng để sắp xếp (theo kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi), và các vật có móc, nút, khóa và hình ảnh;

Đồ chơi xây dựng gồm các hình khối bằng gỗ, nhựa, bộ đồ chơi xây dựng, đồ chơi lắp ráp đơn giản, các đồ phụ trợ.

Đồ vật để chơi giả vờ: đồ nội thất cỡ trẻ em (bộ nhà bếp, ghế, thực phẩm đồ chơi), quần áo váy, búp bê với các phụ kiện, con rối. Nhất định phải có bộ đồ chơi sinh hoạt như đồ chơi nấu ăn, bát đĩa, cốc thìa, chăn, gối…

Trẻ nhà trẻ rất thích chơi với các đồ chơi hình con vật được làm từ các chất liệu khác nhau, có tiếng kêu hoặc không có tiếng kêu.

Đồ chơi âm nhạc: chuông, trống, con quay âm nhạc, trống lục lạc, phong cầm quay tay với các giai điệu đã được ghi sẵn. Để chơi với nước nên có các loại cá nhựa, chim bơi trên nước với các kích thước nhỏ và vừa; Đồ vật để chơi cùng với bút chì màu to không độc hại, có thể rửa và đánh dấu, bút lông to và màu nước để chơi vẽ bằng tay, giấy khổ lớn để vẽ và sơn, giấy thủ công màu, kéo đầu tù dành cho trẻ nhỏ, bảng đen và phấn lớn, và các dụng cụ tạo nhịp;

Sách ảnh với nhiều chi tiết hơn sách dành cho trẻ nhỏ; Đầu đĩa CD và DVD với nhiều loại nhạc khác nhau; Các vật để sử dụng cơ nhỏ – tháp với các vòng tròn cùng một kích thước, tháp hình nón với 3 kích thước vòng tròn khác biệt rõ rệt, lồng hộp với các hình dạng khác nhau, đặt hình với các hình dáng kích thước khác nhau, đồ chơi đập và gõ.

Đồ chơi để sử dụng cơ lớn – bóng lớn và nhỏ để đá và ném, thiết bị ngồi lên, đồ chơi giao thông như xe đẩy dành cho búp bê, xe ô tô, xe tải, ghế xích đu, các đồ chơi có thể chuyển động được dưới sự điều khiển của người lớn: búp bê biết đi, con gấu biết nhảy, xe ô tô có điều khiển; đường ống, thang leo thấp ở dưới có tấm đệm mềm.

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi độ tuổi trẻ có sở thích khác nhau đối với từng loại đồ chơi cho lớp nhà trẻ. Dưới 6 tháng tuổi trẻ chưa có biểu hiện rõ rệt về yêu thích đồ chơi, độ tuổi này trẻ chỉ thích những đồ chơi có nhiều màu sắc sặc sỡ.

Trẻ từ 7-10 tháng tuổi thường xuyên vận động;

Trẻ từ 10-12 tháng tuổi học các hành động với đồ vật thong qua đặt các hình chóp, lồng hộp, đẩy bóng vào ống, chơi với các hình khối.

Đồ chơi tốt cho trẻ 1 tuổi bao gồm: Sách bảng với hình minh họa đơn giản hoặc ảnh của các vật thật; Bản ghi với các bài hát, vần điệu, câu chuyện đơn giản và tranh ảnh;

Trẻ từ 12-24 tháng tuổi thường có xu thế chơi các đồ chơi như ghép hình, phân loại hình dạng, khối, khối lồng vào nhau, những đồ dùng thật hoặc đồ chơi trông giống vật thật, trẻ cũng thích chơi với những thứ “thực” của chúng, như điện thoại di động.

Trẻ từ 24-36 tháng tuổi có xu thế chơi các đồ chơi học tập to như búp bê, gấu được đảo qua lại gần giường của trẻ…

5/5 - (11 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *